Bị viêm họng nên ăn gì? Không nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi?

Hiện nay có rất nhiều phương thuốc chữa khỏi bệnh viêm họng, tuy nhiên chỉ chữa bằng thuốc là chưa đủ, người bệnh cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để bệnh nhanh khỏi. Vậy người bị viêm họng nên ăn gì, không nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi?

Bị viêm họng nên ăn gì?

Bệnh viêm họng ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người bệnh. Vùng họng sưng đỏ, đau nhức cùng những cơn ho rát cổ khiến bạn không thể ăn uống ngon lành, bất tiện trong sinh hoạt. Có một số loại thực phẩm rất tốt cho cổ họng, giảm đau rát khó chịu, ngoài ra giúp loại bỏ các vi khuẩn gây viêm nhiễm và bổ sung dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe mạnh và đẩy lùi bệnh tật nhanh chóng.

Bệnh viêm họng nên ăn gì? Câu trả lời nằm ở những gợi ý các món ăn dưới đây.

Những loại hoa quả giàu vitamin C

Vitamin C trong các loại quả như cam, nho, quýt,… có tác dụng rất tốt với cơ thể, bổ sung dinh dưỡng cần thiết, tăng sức đề kháng và khả năng miễn dịch, chống lại các vi khuẩn gây bệnh. Các loại quả có nhiều nước cũng rất phù hợp với tình trạng cổ họng bị đau rát và cung cấp nước cho cơ thể, đặc biệt những trường hợp bị viêm họng sốt.

Các loại rau có nhiều nhớt

Rau xanh có nhiều nhớt chứa nhiều vi chất có lợi mà bạn không ngờ tới như chất xơ hòa tan, vitamin A, sắt, kẽm, saponin,… rất tốt cho sức khỏe.

Chữa viêm họng bằng rau mùng tơi
Chữa viêm họng bằng rau mùng tơi

Rau có nhớt mềm, trơn và dễ ăn và đặc biệt tốt cho người có vùng họng nhạy cảm. Một số loại rau thuộc nhóm này: Rau mùng tơi, rau đay, cải thảo,…

Viêm họng nên ăn gì? – Tỏi

Tỏi nổi tiếng là loại gia vị có chứa kháng thể diệt khuẩn allicin, có khả năng tiêu nhọt, tiêu đờm, khử hàn tốt. Do tỏi có tính ấm, bạn không nên ăn quá nhiều sẽ dễ gây dư nhiệt, chỉ nên bổ sung thêm vào bữa ăn.

Sữa chua

Các lợi khuẩn trong sữa chua giúp cơ thể đương đầu với vi khuẩn gây bệnh. Vị nhẹ dịu của sữa chua giúp làm dịu niêm mạc họng, kích thích tiêu hóa, giúp bạn ăn uống ngon miệng hơn.

Viêm họng không nên ăn gì?

Bệnh viêm họng sẽ hành hạ bạn lâu hơn nếu bạn sử dụng quá nhiều một số loại thực phẩm không có lợi. Một số món ăn có cấu trúc thô, cứng, dễ gây xây xát và làm vùng viêm thêm sưng, trầm trọng hơn. Để tốt nhất, người bệnh nên tránh một số loại thực phẩm sau đây.

Đồ chiên nướng

Đồ ăn chiên rán có hại cho cổ họng của bạn!
Đồ ăn chiên rán có hại cho cổ họng của bạn!

Thật khó cưỡng lại những món nướng, chiên béo ngậy và mùi thơm ngào ngạt. Tuy nhiên đồ ăn dầu mỡ khiến cơ thể bạn mệt mỏi hơn. Đồ chiên nướng giòn tan sẽ làm tổn thương cổ họng và tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển, lây lan mạnh hơn. 

Món ăn cay nóng

Đây là một trong những nhóm thực phẩm trả lời cho câu hỏi bị viêm họng kiêng ăn gì mà tất cả người bệnh cần lưu ý. Bởi, trong các thực phẩm này có chứa chất capsicine tạo ra vị cay sẽ gây kích ứng cho niêm mạc miệng và họng, khiến bạn cảm thấy khó chịu, đau rát hơn nhiều. Do đó để bệnh nhanh khỏi cần tuyệt đối các món ăn cay nóng này. 

Ngũ cốc, thực phẩm khô

Món ăn giòn và khô là món “khoái khẩu” và hấp dẫn với nhiều người, nhưng những cấu trúc khô cứng của món ăn không hề tốt cho cổ họng chút nào. Những mảnh vụn giòn tan của ngũ cốc làm xây xát niêm mạc họng đang sưng, kích thích người bệnh ho nhiều hơn.

Cần làm gì khi bị viêm họng?

Điều chỉnh chế độ ăn sẽ giúp hỗ trợ giảm triệu chứng và giúp bệnh nhanh khỏi. Tuy nhiên, đây không phải là cách điều trị bệnh triệt để và hiệu quả, để ngăn ngừa viêm họng phát triển và tái phát người bệnh chủ động chữa ngay khi thấy xuất hiện những triệu chứng khó chịu ở giai đoạn đầu. Bởi, bệnh ở giai đoạn đầu rất dễ xử lý triệt để và hiệu quả. 

Có nhiều cách chữa viêm họng, tùy vào từng tình trạng bệnh và cơ địa mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Người bệnh có thể dùng các mẹo chữa dân gian, thuốc kháng sinh tây y hoặc các bài thuốc thảo dược bằng đông y để ngăn ngừa và đẩy lùi bệnh.

Mật ong và chanh chữa viêm họng
Mật ong và chanh chữa viêm họng

Bên cạnh việc tìm hiểu việc bị viêm họng nên ăn gì, đau họng kiêng gì, người bệnh nên thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày như: uống nhiều nước, vệ sinh mũi họng hàng ngày, tập luyện thể dục,… nhằm nâng cao sức đề kháng của cơ thể và ngăn ngừa bệnh.

Đặc biệt nên tránh hút thuốc, tránh xa khói thuốc khi đang chữa viêm họng. Khói thuốc gây kích ứng hệ hô hấp, là tác nhân gây ung thư. Ngoài ra nên tránh tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm, hoặc sử dụng khẩu trang để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe, giúp bệnh mau lành.

Chế độ ăn uống sinh hoạt có tác dụng hỗ trợ quá trình điều trị viêm họng nhanh chóng và mang lại hiệu quả tốt. Tuy nhiên, để bệnh sớm bị đẩy lùi, ngăn ngừa tái phát người bệnh cần lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả, triệt để hơn. Đặc biệt, viêm họng nếu không được xử lý vào tận căn nguyên sẽ rất dễ tái phát, chuyển biến nghiêm trọng và dai dẳng, khó điều trị sau này.

XEM THÊM:

Thực hư bài thuốc CHỮA VIÊM HỌNG BẰNG THẢO DƯỢC TRIỆT ĐỂ nhất hiện nay

Chữa viêm họng mãn tính bằng ĐÔNG Y có hiệu quả không?

Ngày Cập nhật 24/07/2022

Bình luận (4)

  1. Văn Trình says: Trả lời

    Bà bầu bị viêm họng thì nên cho sử dụng gì được thế ạ, vợ cháu bị viêm họng, ngày nào cũng ho, ho muốn đứt ruột luôn mà ra hiệu chỉ cho mỗi cái thuốc ngậm, ngậm thì đỡ mà hết ngậm lại ho

  2. Vũ Hà Tập says: Trả lời

    Em bị viêm amidan hốc mủ, chữa khỏi rồi nhưng chả hiểu sao mỗi lần ăn xôi xong lại thấy đùn mủ ra, thế là như nào

  3. Vũ Trọng Nghĩa says: Trả lời

    Sao tôi lại đọc có chỗ nào bảo viêm họng lại uống nước đá nhỉ, tưởng viêm họng chỉ uống nước ấm thôi cơ, uống đá vào thì lại viêm nặng lên nhỉ

  4. Phạm Thị Thơm says: Trả lời

    Viêm amidan có phải kieng mấy thứ như trên bài không hay là chỉ viêm họng mới phải kiêng thôi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *