Bị Viêm Niệu Đạo Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Hỗ Trợ Điều Trị

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe và điều trị bệnh viêm niệu đạo. Bởi việc ăn uống khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng có thể giúp phòng ngừa và cải thiện tình trạng viêm nhiễm, kiểm soát các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Đồng thời hỗ trợ và nâng cao hiệu quả điều trị của các phương pháp khác. Vậy người bị viêm niệu đạo nên ăn gì, kiêng gì để hỗ trợ điều trị? Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm nên và không nên ăn.

Bị viêm niệu đạo nên ăn gì, kiêng gì để hỗ trợ điều trị
Tìm hiểu người bị viêm niệu đạo nên ăn gì, kiêng gì để hỗ trợ điều trị viêm nhiễm và khắc phục triệu chứng

Bị viêm niệu đạo nên ăn gì để hỗ trợ điều trị?

Bị viêm niệu đạo nên ăn gì để hỗ trợ điều trị là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Theo các chuyên gia, người bị viêm niệu đạo nên tăng cường bổ sung những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin, hoạt chất kháng viêm và các khoáng chất quan trọng. Những thành phần dinh dưỡng này có thể góp phần điều trị tình trạng viêm nhiễm niệu đạo, kiểm soát các triệu chứng khó chịu như khó tiểu, tiểu rắt, dịch tiết âm đạo bất thường, đau bụng dưới… và phòng ngừa bệnh tái phát.

Ngoài ra, việc ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng còn góp phần nâng cao sức khỏe tổng thể, giúp niệu đạo hồi phục và hoạt động tốt. Đồng thời phòng ngừa viêm nhiễm niệu đạo lây lan, phát triển thành viêm niệu đạo mãn tính và gây nhiều vấn đề khác.

Những loại thực phẩm người bị viêm niệu đạo nên ăn gồm:

Nhà thuốc Đỗ Minh Đường đồng hành cùng nhiều chương trình truyền hình và các nghệ sỹ chăm sóc sức khỏe
Từ xưa đến nay, phái đẹp vẫn luôn đồn thổi về công dụng đẩy lùi bệnh phụ khoa bằng các bài thuốc nam. Trong số đó, nhiều chị em rỉ tai nhau về một bài thuốc thảo dược gia truyền hơn 150 năm cho hiệu quả tiêu trừ bệnh từ gốc tới ngọn, giải quyết nhẹ nhàng các biểu hiện khó chịu, giữ mãi nét thanh xuân cho phái nữ.

1. Thực phẩm giàu vitamin C – Thực phẩm giúp nâng cao hệ miễn dịch, lợi tiểu và phòng ngừa viêm nhiễm

Vitamin C được tìm thấy nhiều trong các loại rau củ quả, trái cây tươi. Loại vitamin này không chỉ giúp nâng cao sức khỏe tổng thể mà còn mang đến nhiều lợi ích cho những người đang mắc bệnh viêm niệu đạo. Cụ thể việc tăng cường bổ sung những loại thực phẩm giàu vitamin C sẽ giúp bạn nâng cao hoạt động của hệ miễn dịch giúp phòng ngừa viêm nhiễm, kháng viêm tự nhiên và lợi tiểu.

Ngoài ra nếu ăn nhiều rau xanh, trái cây và thực phẩm giàu vitamin C khác, bệnh viêm niệu đạo sẽ nhanh chóng tiến triển theo chiều hướng tốt, các triệu chứng được kiểm soát nhờ khả năng ức chế hoạt động và tiêu diệt vi khuẩn. Từ đó giúp bệnh mau khỏi, phòng ngừa viêm nhiễm lây lan và phát sinh biến chứng.

Để bổ sung đủ hàm lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể, cải thiện bệnh lý, người bị viêm niệu đạo nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm sau vào thực đơn dinh dưỡng:

  • Các loại trái cây thuộc họ cam quýt
  • Ớt chuông
  • Súp lơ xanh
  • Súp lơ trắng
  • Chanh
  • Dâu tây
  • Ổi
  • Quả kiwi
  • Quả vải
  • Đu đủ…
Thực phẩm giàu vitamin C
Thực phẩm giàu vitamin C – Thực phẩm giúp nâng cao hệ miễn dịch, lợi tiểu và phòng ngừa viêm nhiễm

2. Thực phẩm chống lão hóa, bảo vệ đường niệu, giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn – Thực phẩm giàu vitamin E

Người bị viêm niệu đạo cần bổ sung đủ lượng vitamin E cần thiết cho cơ thể thông qua các loại thực phẩm. Theo kết quả nghiên cứu, vitamin E có tác dụng kháng viêm, chống lão hóa, bảo vệ đường niệu, giúp ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn. Từ đó giúp hỗ trợ quá trình điều trị viêm nhiễm niệu đạo, phòng ngừa bệnh tái nhiễm phát sinh biến chứng hoặc tiến triển theo chiều hướng xấu.

Ngoài ra việc bổ sung vitamin E còn mang đến nhiều tác dụng và lợi ích khác như: Bảo vệ da và cơ thể, giúp tế bào chống lại gốc tự do, giúp da tươi trẻ, hỗ trợ tăng cường sức khỏe…

Dưới đây là những loại thực phẩm giúp bổ sung đủ lượng vitamin E cho cơ thể, bao gồm:

  • Quả bơ
  • Dầu thực vật
  • Rau cải xanh
  • Rau chân vịt
  • Đu đủ
  • Bông cải xanh
  • Hạnh nhân
  • Củ cải
  • Hạt dẻ
  • Bơ thực vật
  • Khoai môn
  • Quả kiwi
  • Quả xoài
  • Quả cà chua
  • Quả mơ sấy khô…

3. Các loại rau xanh và hoa quả tươi – Thực phẩm tốt cho sức khỏe, hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, đường tiểu

Các loại hoa quả tươi và rau xanh rất giàu vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa, flavonoid, chất xơ, hoạt chất kháng viêm và nhiều thành phần dinh dưỡng khác tốt cho sức khỏe tổng thể nói chung và tốt cho niệu đạo, các cơ quan trong cơ thể nói riêng.

Cụ thể các loại vitamin, khoáng chất, chất xơ trong trái cây và rau xanh có tác dụng nâng cao sức đề kháng và sức khỏe tổng thể, nhuận tràng, hỗ trợ đào thải độc tố, vi khuẩn cùng những chất thải khác có trong hệ tiết niệu và niệu đạo. Điều này giúp làm giảm áp lực lên niệu đạo, giúp quá trình vận chuyển nước tiểu và tinh dịch đối với nam giới diễn ra suôn sẻ, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, đường tiểu và cải thiện các triệu chứng.

Các loại vitamin thường xuất hiện trong rau xanh và hoa quả như vitamin A, vitamin B, vitamin E, vitamin C… có tác dụng đảm bảo các hoạt động của hệ thống miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, hạn chế các loại vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập và phát triển bên trong cơ thể.

Ngoài ra, trong bảng thành phần của rau xanh và trái cây tươi còn chứa flavonoid với hàm lượng cao. Đây là một hoạt chất kháng viêm có khả năng cải thiện tình trạng viêm nhiễm và những vấn đề liên quan. Đồng thời giúp phòng ngừa viêm nhiễm lây lan làm phát sinh những bệnh lý nghiêm trọng khác.

Tốt nhất những người bị viêm niệu đạo nên thêm vào chế độ ăn uống những loại rau xanh và trái cây tươi dưới đây:

  • Rau dền
  • Rau bắp cải
  • Rau muống
  • Cải bẹ xanh
  • Rau tần ô
  • Rau lang
  • Các loại hạt
  • Các loại đậu
  • Các loại hoa quả có múi
  • Đu đủ
  • Quả táo
  • Quả lê
  • Các loại quả mọng
  • Quả ổi
  • Ớt chuông
  • Quả cam
  • Quả bơ…
Các loại rau xanh và hoa quả tươi
Các loại rau xanh và hoa quả tươi – Thực phẩm tốt cho sức khỏe, hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu và đường tiểu

4. Thực phẩm tốt cho niệu đạo, giúp ngăn ngừa vi khuẩn, nấm xâm nhập vào cơ thể gây viêm – Tỏi

Tỏi thuộc nhóm thực phẩm chống viêm. Bên cạnh đó loại thực phẩm này còn chứa nhiều thành phần quan trọng tốt cho sức khỏe và tốt cho những người đang mắc bệnh viêm niệu đạo. Trong bảng thành phần dinh dưỡng, củ tỏi chứa selen, nhiều khoáng chất (canxi, phốt pho, canxi, kẽm, kali, magie, mangan, natri), các vitamin (vitamin A, vitamin C, vitamin nhóm B, chất xơ và hoạt chất kháng viêm allicin.

Chính vì thế, việc thường xuyên thêm tỏi vào chế độ ăn uống sẽ giúp bệnh nhân bị viêm niệu đạo phòng ngừa và điều trị viêm nhiễm, ngăn ngừa vi khuẩn, nấm xâm nhập vào cơ thể gây viêm. Từ đó giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu phát sinh từ bệnh viêm niệu đạo như tiểu rắt, khó tiểu, đau bụng dưới, đau khi đi tiểu, bộ phận sinh dục tiết dịch bất thường.

Ngoài ra vitamin và các thành phần khác trong tỏi còn có tác dụng nâng cao sức đề kháng và cải thiện sức khỏe cho những bệnh nhân mắc bệnh viêm niệu đạo, phòng ngừa viêm nhiễm lây lan và gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng khác.

Nếu bổ sung đúng cách và bổ sung với liều thích hợp, hàm lượng allicin trong tỏi còn phát huy tác dụng ức chế sự hình thành và phát triển tế bào ung thư, phòng ngừa bệnh ung thư, giảm huyết áp cao, kháng viêm, phòng ngừa cảm cúm, ngăn chặn gốc tự do và tiêu diệt vi khuẩn.

5. Thực phẩm giúp ngăn ngừa phát sinh tình trạng viêm nhiễm và bội nhiễm ở đường tiết niệu – Rau cần tây

Rau cần tây chứa nhiều thành phần dinh dưỡng rất tốt cho bệnh nhân bị viêm niệu đạo, viêm đường tiết niệu, bệnh phụ khoa và các bệnh lý nam khoa. Trong đó thành phần dinh dưỡng trong loại thực phẩm này có khả năng cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm niệu đạo và đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh.

Việc uống nước ép rau cần tây hoặc ăn những món ăn chứa rau cần tây mỗi ngày sẽ giúp đảm bảo các hoạt động của hệ bài tiết, giúp quá trình đào thải nước tiểu, phân cùng các độc tố trong cơ thể diễn ra suôn sẻ.

Ngoài ra các nghiên cứu cũng cho thấy, hàm lượng vitamin và acid amin trong rau cần tây có khả năng ngăn ngừa phát sinh tình trạng viêm nhiễm, bội nhiễm ở đường tiết niệu. Đồng thời giúp bệnh nhân phòng ngừa tái nhiễm và những vấn đề liên quan.

Để đảm cơ thể hấp thu đầy đủ dưỡng chất có trong rau cần tây, người bị viêm niệu đạo có thể thêm rau cần tây vào các món ăn hoặc ép lấy nước uống.

Rau cần tây
Thực phẩm giúp ngăn ngừa phát sinh tình trạng viêm nhiễm và bội nhiễm ở đường tiết niệu – Rau cần tây

6. Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và có tính axit nhẹ – Thực phẩm giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm nhiễm niệu đạo

Những loại thực phẩm giàu thành phần chống oxy hóa và tính axit nhẹ chính là một lựa chọn hoàn hảo giúp người bệnh giải đáp vấn đề bị viêm niệu đạo nên ăn gì. Những loại thực phẩm này có tác dụng phòng ngừa và kiểm soát bệnh viêm niệu đạo, cải thiện các hoạt động của niệu đạo và làm giảm những triệu chứng khó chịu đi kèm.

Những loại thực phẩm, thức uống giàu chất chống oxy hóa và có tính axit nhẹ, tốt cho cơ thể có thể được kể đến như:

  • Thực phẩm lành mạnh: Quả việt quất, quả nam việt quất, sữa chua không đường, bông cải xanh, rau chân vịt.
  • Thức uống lành mạnh: Nước ép lựu, trà đen, trà xanh, cà phê decaf (khử cafein) nước ép các loại quả mọng như nước ép dâu tây, quả việt quất, nam việt quất).

Trong thành phần của nước ép nam việt quất có chứa hợp chất proanthocyanidin. Hợp chất này có tác dụng ngăn chặn hoạt động xâm nhập và lây lan của vi khuẩn E.coli cùng nhiều loại vi khuẩn khác đang hoạt động trong niệu đạo. Đồng thời giúp ổn định hệ vi sinh, ngăn ngừa vi khuẩn có hại phát triển quá mức và gây bệnh, hạn chế bệnh viêm niệu đạo tái phát.

Theo kết quả nghiên cứu, hiệu quả kháng vi khuẩn, phòng ngừa và điều trị bệnh viêm niệu đạo sẽ tăng lên khi bệnh nhân trộn đều và sử dụng nước ép quả mọng lingonberry cùng với nước ép nam việt quất. Tỉ lệ pha trộn hai loại nước ép này gồm 50ml nước lọc, 1,5 gram quả mọng lingonberry và 7,5 gram nam việt quất.

7. Thực phẩm hỗ trợ điều trị viêm nhiễm niệu đạo và giúp khôi phục lợi khuẩn – Thực phẩm giàu probiotic

Probiotic là một chất dinh dưỡng rất tốt cho đường ruột, giúp ổn định hệ vi sinh và các hoạt động của đường tiêu hóa. Bên cạnh đó chất này còn có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm nhiễm, giúp các triệu chứng của bệnh viêm niệu đạo mau chóng được kiểm soát.

Đối với nữ giới, vi khuẩn từ niệu đạo nếu không được kiểm soát có thể sinh sôi và di chuyển đến âm đạo cùng một số bộ phận lân cận khác. Đồng thời loại bỏ các loại vi khuẩn có lợi và làm mất cân bằng hệ vi sinh. Ngoài ra các vi khuẩn có lợi cũng bị tiêu diệt từ việc sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày. Lúc này việc tăng cường bổ sung cho cơ thể những loại thực phẩm giàu probiotic có thể giúp số lượng lợi khuẩn được khôi phục.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tình trạng viêm nhiễm có thể được cải thiện bởi một số chủng vi khuẩn Lactobacilli. Vì thế người bệnh có thể sử dụng các loại thực phẩm chức năng hoặc thường xuyên áp dụng chế độ ăn uống chứa những thực phẩm lên men dưới đây để bổ sung lượng probiotic cần thiết cho cơ thể, bao gồm:

  • Sữa chua
  • Dưa muối
  • Trà kombucha
  • Nấm sữa kefir…
Thực phẩm giàu probiotic
Thực phẩm hỗ trợ điều trị viêm nhiễm niệu đạo và giúp khôi phục lợi khuẩn – Thực phẩm giàu probiotic

8. Thực phẩm, thức uống mát gan và lợi tiểu – Thực phẩm giảm viêm, giúp kiểm soát triệu chứng tiểu đau và khó tiểu

Theo Đông y, cơ thể tích tụ nhiều độc tố và phát sinh nhiệt chính là nguyên nhân khiến bệnh viêm niệu đạo xảy ra. Chính vì thế, việc tăng cường bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng những loại thức uống, thực phẩm mát gan, giàu dinh dưỡng và lợi tiểu là điều vô cùng cần thiết. Cụ thể như bí đao, mướp, đậu đen, đậu xanh, râu ngô…

Những loại thực phẩm, thức uống mát gan và lợi tiểu sẽ giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm, làm mát cơ thể, thanh lọc, lợi tiểu, kiểm soát triệu chứng tiểu đau và khó tiểu. Đồng thời giúp đẩy nhanh quá trình thải độc gan và loại bỏ vi khuẩn.

Ngoài ra trong quá trình điều trị viêm niệu đạo, việc thường xuyên bổ sung thực phẩm, thức uống mát gan và lợi tiểu còn giúp bệnh nhân đảm bảo quá trình trao đổi chất, nâng cao sức đề kháng, cải thiện sức khỏe và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.

9. Nước lọc và thực phẩm lỏng, chứa nhiều nước – Thực phẩm lợi tiểu và tốt cho hoạt động của niệu đạo

Uống nhiều nước lọc mỗi ngày, bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể là điều vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân bị viêm niệu đạo. Bởi việc uống đủ nước có thể giúp bạn đảm bảo các hoạt động của niệu đạo diễn ra suôn sẻ, lợi tiểu, thanh lọc cơ thể, giải độc và hỗ trợ quá trình loại bỏ vi khuẩn.

Do đó người bệnh nên uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để rút ngắn thời gian điều trị viêm nhiễm niệu đạo. Ngoài nước lọc, người bệnh có thể uống thêm nước ép trái cây, ăn những loại thực phẩm lỏng, nhiều nước như cháo, bún nước, súp, canh, nước hầm xương… để vừa cung cấp đủ nước vừa bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Việc không uống đủ nước có thể khiến cơ thể bị mất nước, nước tiểu cô đặc và sậm màu hơn. Điều này làm tăng mức độ nghiêm trọng của triệu chứng tiểu đau, khó tiểu, tiểu rát và gây kích ứng niệu đạo.

Tuy nhiên, bệnh nhân cần tránh uống quá nhiều nước. Nguyên nhân là do điều này có thể khiến cơ thể bị ngộ độc nước và làm tăng áp lực cho bàng quang. Bên cạnh đó bạn không nên uống quá nhiều nước cùng một lúc. Tốt nhất hãy chia nhỏ lượng nước cần dung nạp thành nhiều lần uống trong ngày.

Nước lọc và thực phẩm lỏng, chứa nhiều nước
Nước lọc và thực phẩm lỏng, chứa nhiều nước – Thực phẩm lợi tiểu và tốt cho hoạt động của niệu đạo

Bị viêm niệu đạo kiêng ăn gì?

Bên cạnh việc tăng cường bổ sung những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe, bệnh nhân bị viêm niệu đạo cũng cần chú ý tránh bổ sung những loại thực phẩm không tốt cho quá trình điều trị viêm nhiễm, không tốt cho sức khỏe khiến bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu.

Cụ thể bệnh nhân bị viêm niệu đạo cần kiêng sử dụng một số loại thực phẩm sau:

1. Thực phẩm chiên xào nhiều chất béo, dầu mỡ – Thực phẩm tạo phản ứng viêm và tăng nguy cơ kích ứng niệu đạo

Theo các chuyên gia, bệnh nhân bị viêm niệu đạo cần tránh thêm vào chế độ ăn uống mỗi ngày những loại thực phẩm chiên xào nhiều chất béo, dầu mỡ. Bởi việc tiêu thụ loại thực phẩm này có thể tác động xấu đến quá trình điều trị bệnh, tạo phản ứng viêm và tăng nguy cơ kích ứng niệu đạo. Từ đó khiến bệnh nhiễm trùng niệu đạo và các triệu chứng đi kèm trở nên nghiêm trọng hơn.

2. Thực phẩm làm tăng áp lực lên gan và khiến các hoạt động của niệu đạo bị rối loạn – Thực phẩm cay nóng

Trong quá trình điều trị bệnh viêm niệu đạo, người bệnh cần tránh sử dụng những loại thực phẩm chứa nhiều gia vị cay nóng. Bởi việc thường xuyên sử dụng loại thực phẩm này có thể tác động xấu và làm tăng áp lực lên gan và khiến các hoạt động của niệu đạo bị rối loạn. Đồng thời tích tụ độc tố tại gan, cơ thể và làm tăng thân nhiệt.

Những tác hại từ việc sử dụng thực phẩm cay nóng sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị viêm nhiễm niệu đạo, khiến bệnh và các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra những loại thực phẩm này còn có khả năng làm tăng tiết dịch ở niệu đạo dẫn đến khó chịu, ngứa ngáy, đau rát, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây nhiễm trùng.

Thực phẩm cay nóng
Thực phẩm làm tăng áp lực lên gan và khiến các hoạt động của niệu đạo bị rối loạn – Thực phẩm cay nóng

3. Thực phẩm có khả năng kích thích niệu đạo và tạo ra các phản ứng viêm – Các loại hải sản

Những bệnh nhân đang trong quá trình điều trị viêm niệu đạo không được khuyến cáo sử dụng các loại hải sản. Nguyên nhân là do loại thực phẩm này chứa một hàm lượng cao chất đạm, có khả năng kích thích niệu đạo và tạo ra những phản ứng viêm không mong muốn. 

Thông thường những thành phần dinh dưỡng trong các loại hải sản sẽ rất tốt cho người bình thường (kể cả người lớn và trẻ em) nhưng không tốt cho những người mắc bệnh viêm niệu đạo, có tiền sử hoặc đang bị dị ứng. Việc ăn hải sản sẽ kích thích cơ thể phóng thích một lượng lớn histamin. Từ đó làm tăng sự ẩm ướt ở niệu đạo, viêm nhiễm kéo dài không khỏi và làm giảm hiệu quả điều trị bệnh của các phương pháp.

4. Rượu bia, thực phẩm và đồ uống chứa cồn – Thực phẩm tăng phản ứng bất thường ở niệu đạo, làm nặng hơn tình trạng viêm nhiễm

Những loại rượu bia, thực phẩm và đồ uống chứa cồn sau khi được tiêu thụ sẽ gây kích ứng dạ dày, tăng phản ứng bất thường ở niệu đạo, làm nặng hơn tình trạng viêm nhiễm và các triệu chứng đi kèm. Vì thế trong suốt quá trình điều trị viêm nhiễm niệu đạo, người bệnh nên ngừng tiêu thụ rượu bia hoặc sử dụng những loại thực phẩm, thức uống có chứa cồn khác, kể cả những loại cocktail nhẹ.

Hơn thế, một số loại thuốc được chỉ định để khắc phục bệnh viêm niệu đạo có khả năng tương tác với rượu bia, những loại thực phẩm và thức uống chứa cồn. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự tương tác này có thể làm giảm hiệu quả điều trị viêm nhiễm của các loại thuốc, tăng nguy cơ phát sinh tác dụng phụ và nhiều vấn đề nghiêm trọng khác.

Rượu bia, thực phẩm và đồ uống chứa cồn
Rượu bia, thực phẩm và đồ uống chứa cồn – Thực phẩm tăng phản ứng bất thường ở niệu đạo, làm nặng hơn tình trạng viêm nhiễm

Trên đây là tổng hợp những thông tin quan trọng xoay quanh vấn đề người bị viêm niệu đạo nên ăn gì, kiêng gì để hỗ trợ điều trị. Thông qua những thông tin này bệnh nhân có thể hiểu hơn về vai trò của chế độ dinh dưỡng đối với quá trình điều trị viêm niệu đạo. Đồng thời xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung thực phẩm tốt và loại bỏ thực phẩm xấu. Từ đó giúp các triệu chứng và tình trạng viêm nhiễm mau chóng được kiểm soát.

Ngày Cập nhật 06/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *