Viêm Niệu Đạo Ở Nữ Giới: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Cách Chữa

Viêm niệu đạo ở nữ giới có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó thường gặp nhất là tình trạng viêm nhiễm do vệ sinh vùng kín không đúng cách, đặt dụng cụ tránh thai, ảnh hưởng từ mang thai, suy giảm nội tiết tố, kích thích ở khu vực sinh dục hay mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục… Bệnh viêm niệu đạo khiến nữ giới thường xuyên đau tức vùng bụng dưới, tiểu rắt, tiểu buốt và dễ mắc phải nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không sớm chữa bệnh.

Viêm niệu đạo ở nữ giới là hiện tượng nhiễm trùng, viêm nhiễm ở niệu đạo
Viêm niệu đạo ở nữ giới là hiện tượng nhiễm trùng, viêm nhiễm ở niệu đạo

Viêm niệu đạo ở nữ giới là gì?

Viêm niệu đạo là hiện tượng nhiễm trùng, viêm nhiễm ở niệu đạo. Bệnh có thể xảy ra do sự tấn công của vi khuẩn cùng nhiều tác nhân khác. Bệnh viêm niệu đạo có thể xảy ra ở cả nữ giới và nam giới. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ mắc bệnh ở nữ thường cao hơn so với nam. Nguyên nhân là do niệu đạo của nữ giới ngắn hơn nam giới và khá gần với hậu môn nên dễ dàng bị vi khuẩn xâm nhập và gây viêm.

Tương tự như viêm niệu đạo ở nam giới, bệnh viêm niệu đạo xảy ra ở nữ giới thường khiến bệnh nhân có cảm giác mắc tiểu hoặc tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu khó, tiểu buốt, đau buốt khi đi tiểu. Bên cạnh đó lượng nước tiểu thường ít, đục hoặc có màu vàng, có thể tiểu ra máu và mủ.

Nguyên nhân gây viêm niệu đạo ở nữ giới

Có nhiều nguyên nhân gây viêm niệu đạo ở nữ giới, bao gồm:

Nhà thuốc Đỗ Minh Đường đồng hành cùng nhiều chương trình truyền hình và các nghệ sỹ chăm sóc sức khỏe
Từ xưa đến nay, phái đẹp vẫn luôn đồn thổi về công dụng đẩy lùi bệnh phụ khoa bằng các bài thuốc nam. Trong số đó, nhiều chị em rỉ tai nhau về một bài thuốc thảo dược gia truyền hơn 150 năm cho hiệu quả tiêu trừ bệnh từ gốc tới ngọn, giải quyết nhẹ nhàng các biểu hiện khó chịu, giữ mãi nét thanh xuân cho phái nữ.
  • Do cấu tạo niệu đạo của nữ giới

Đối với nữ giới, lỗ niệu đạo có kích thước rộng, khá gần với hậu môn (chỉ cách nhau một đoạn ngắn) nên vi khuẩn ở hậu môn cùng các tác nhân gây hại khác dễ dàng di chuyển, xâm nhập vào niệu đạo và gây nhiễm trùng. Trường hợp này xảy ra phổ biến hơn ở những người có thói quen vệ sinh vùng kín và hậu môn từ sau ra trước.

  • Đặt dụng cụ tránh thai

Tình trạng viêm nhiễm niệu đạo có thể xuất hiện khi nữ giới đặt dụng cụ tránh thai, điển hình như màng ngăn âm đạo. Mặc dù mang đến hiệu quả tốt trong việc ngừa thai nhưng số lượng chất tiệt trùng trong màng ngăn âm đạo có khả năng tiêu diệt cả vi khuẩn có hại lẫn vi khuẩn có lợi trong môi trường âm đạo.

Khi đó, hệ sinh thái trong môi trường âm đạo bị mất cân bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn E.coli phát triển và nhanh chóng tấn công vào niệu đạo. Từ đó khiến niệu đạo bị viêm nhiễm.

  • Vệ sinh vùng kín không đúng cách

Vệ sinh vùng kín không đúng cách chính là nguyên nhân phổ biến làm phát sinh các tình trạng viêm nhiễm ở hệ sinh dục và niệu đạo. Thông thường, bệnh viêm niệu đạo có thể xảy ra khi nữ giới duy trì thói quen vệ sinh vùng kín không phù hợp. Cụ thể:

    • Không thường xuyên vệ sinh vùng kín, không thường xuyên thay quần lót khiến vùng kín ẩm ướt do tiết dịch hoặc dính nước tiểu.
    • Thụt rửa mạnh vào sâu bên trong âm đạo.
    • Rửa hậu môn từ sau ra trước khiến vi khuẩn dính vào âm đạo hoặc dùng khăn giấy lau chùi không sạch sau khi đi cầu.
    • Loại giấy vệ sinh đang sử dụng có chất tạo mùi hương, chất tạo màu hoặc kém chất lượng.
    • Dùng băng vệ sinh kém chất lượng hoặc không thường xuyên vệ sinh vùng kín và thay băng vệ sinh trong ngày hành kinh.
    • Dùng dung dịch vệ sinh vùng kín nhiều lần trong ngày.
  • Mang thai

Phụ nữ mang thai thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với thông thường, nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ. Nguyên nhân là do tử cung liên tục nới rộng khi mang thai để đảm bảo đủ không gian cần thiết cho sự phát triển của em bé. Điều này làm gia tăng áp lực lên niệu đạo và bàng quang khiến những cơ quan này nhạy cảm và suy yếu hơn bình thường, dễ bị viêm nhiễm do vi khuẩn.

Bên cạnh đó, các cơ trong niệu đạo có dấu hiệu co bóp kém và giãn to do rối loạn nội tiết trong thai kỳ. Điều này khiến nước tiểu dễ dàng tồn đọng tại niệu đạo và bàng quang, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây viêm.

  • Bệnh lý lây truyền qua đường tình dục

Khi quan hệ với người bị nhiễm bệnh, nữ giới sẽ bị lây truyền các bệnh lý nguy hiểm qua đường tình dục như bệnh lậu, chlamydia, giang mai hay mụn rộp sinh dục. Ngay trong thời gian thực hiện các hoạt động tình dục, tác nhân gây bệnh sẽ nhanh chóng xâm nhập vào niệu đạo ở nữ giới thông qua bộ phận sinh dục nam. Ngoài ra các tác nhân gây bệnh cũng có thể xâm nhập vào vùng chậu, đường tiết niệu cùng với nhiều cơ quan khác và gây nhiễm trùng.

Bệnh lý lây truyền qua đường tình dục
Bệnh lý lây truyền qua đường tình dục là nguyên nhân gây viêm niệu đạo phổ biến ở nữ giới
  • Suy giảm nội tiết tố estrogen

Nội tiết tố estrogen có dấu hiệu suy giảm đáng kể ở những người phụ nữ đến tuổi mãn kinh. Điều này làm suy yếu các mô trong niệu đạo, khiến các mô trở nên mỏng dần và nhạy cảm hơn. Khi đó niệu đạo rất dễ bị viêm nhiễm và bị kích ứng bởi những tác động xấu hay tác nhân từ bên ngoài.

  • Kích thích ở khu vực sinh dục nữ dẫn đến viêm niệu đạo

Kích thích ở khu vực sinh dục nữ có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm niệu đạo ở nữ giới. Cụ thể như:

    • Lực tác động và áp lực khi quan hệ tình dục
    • Sự chà sát giữa quần lót và bộ phận sinh dục
    • Thường xuyên đạp xe đạp
    • Sử dụng những loại dung dịch phụ khoa, xà phòng có chất tẩy rửa mạnh
    • Bộ phận sinh dục nữ bị kích ứng với bao cao su, nhất là các loại bao cao su có chứa chất diệt tinh trùng hoặc chất chống xuất tinh sớm.
  • Nhịn tiểu

Nhịn tiểu không là nguyên nhân gây viêm niệu đạo nói chung và viêm niệu đạo ở nữ giới nói riêng. Một số loại vi khuẩn trong cơ thể sẽ bị đào thải ra ngoài thông qua nước tiểu. Tuy nhiên việc nhịn tiểu nhiều lần khiến cho nước tiểu đọng lại hay bị giữ lại lâu hơn bàng quang và hệ tiết niệu. Từ đó khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, bám vào đường tiết niệu và bàng quang khiến hai cơ quan này bị viêm nhiễm. Nếu nhịn tiểu lâu có thể gây bể thận.

  • Một số nguyên nhân khác

Bên cạnh các nguyên nhân phổ biến nêu trên, bệnh viêm niệu đạo ở nữ giới cũng có thể phát sinh và tiến triển từ những nguyên nhân sau:

    • Hệ miễn dịch suy giảm
    • Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, không đảm bảo dung nạp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể
    • Ngủ không đủ giấc, thường xuyên thức khuya khiến sức đề kháng sinh giảm và làm rối loạn nội tiết tố
    • Nhiễm HIV/AIDS dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng của hệ miễn dịch
    • Thường xuyên lo âu, căng thẳng, tâm lý bất ổn hay trầm cảm
    • Quan hệ tình dục không an toàn, bừa bãi, không dùng biện pháp phòng ngừa hoặc quan hệ tình dục với nhiều bạn tình
    • Nhiễm trùng niệu đạo do các bệnh mãn tính như bệnh tiểu đường, nhiễm trùng bàng quang… hoặc có dị tật ở đường tiết niệu
    • Nạo phá thai làm tăng nguy cơ viêm nhiễm…

Triệu chứng của bệnh viêm niệu đạo ở nữ giới

Thông thường, khi bị viêm niệu đạo, nữ giới sẽ cảm nhận được những triệu chứng khó chịu sau:

  • Những bất thường khi đi tiểu

Niệu đạo thực chất là ống dẫn nước tiểu và là đường dẫn tinh trùng ra khỏi cơ quan sinh ra ở nam giới. Đối với phụ nữ, khi bị viêm nhiễm niệu đạo, bệnh nhân sẽ thường xuyên có cảm giác khó chịu ở vùng bụng dưới, muốn đi tiểu nhiều lần hơn bình thường, tiểu rắt, đau buốt khi đi tiểu, nước tiểu có máu hoặc có màu đục, thường xuyên mót tiểu hay bí tiểu…

  • Sưng đỏ lỗ niệu đạo

Khi bi viêm niệu đạo, lỗ niệu đạo sẽ có dấu hiệu bị sưng viêm và đỏ. Triệu chứng này có thể được nhìn thấy bằng mắt thường khi quan sát bên ngoài. Bên cạnh tình trạng sưng đỏ niệu đạo, nữ giới còn có cảm giác ngứa ngáy, nóng rát, dịch tiết ra nhiều gây ẩm ướt vùng kín ở trường hợp nặng.

Lượng dịch nhầy tiết ra từ lỗ niệu đạo thường có màu vàng đục và nhớt kèm theo mùi hôi tanh khó chịu. Triệu chứng này xảy ra là do trong niệu đạo có mủ

Sưng đỏ lỗ niệu đạo
Sưng đỏ lỗ niệu đạo, ngứa ngáy, nóng rát, dịch tiết ra nhiều gây ẩm ướt vùng kín là triệu chứng của bệnh viêm niệu đạo ở nữ giới
  • Đau ở lưng và vùng bụng

Nữ giới bị viêm niệu đạo thường có cảm giác đau tức ở vùng bụng dưới. Cơn đau có thể xuất hiện một cách đột ngột, đau nhói nghiêm trọng hoặc đau âm ỉ. Cơn đau có thể lan rộng đến vùng lưng và lan lên khu vực xương chậu. Đối với những trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân còn có dấu hiệu ớn lạnh, mệt mỏi và nóng sốt.

  • Bị chảy máu hoặc đau khi quan hệ tình dục

Khi hoạt động tình dục, những tác động mạnh ở vùng kín có thể làm ảnh hưởng đến niệu đạo khiến cơ quan này bị tổn thương và viêm. Khi đó bệnh nhân sẽ có cảm giác khó chịu và đau đớn. Đối với những trường hợp bị viêm nhiễm nặng, nữ giới có thể bị chảy máu khi quan hệ tình dục.

Tuy nhiên chảy máu hoặc đau khi quan hệ tình dục không phải là triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm niệu đạo ở nữ. Triệu chứng này có thể là triệu chứng của nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm cần được sớm thăm khám và điều trị như viêm lộ tuyến cổ tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng…

Mức độ nguy hiểm của bệnh viêm niệu đạo ở nữ giới

Niệu đạo có vai trò quan trọng trong việc bài tiết nước tiểu. Do đó tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở cơ quan này sẽ khiến đời sống sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh bị ảnh hưởng. Đặc biệt nếu không sớm điều trị, tình trạng viêm nhiễm kéo dài sẽ trở nên nghiêm trọng và chuyển sang giai đoạn mãn tính. Đồng thời làm phát sinh ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Cụ thể bệnh viêm niệu đạo gây ra một số tác hại sau:

  • Mất tập trung trong công việc: Tình trạng mót tiểu, đau khi đi tiểu, khó tiểu và cảm giác mệt mỏi diễn ra thường xuyên, khiến người bệnh không thể tập trung vào công việc hay học tập.
  • Ảnh hưởng đến tâm lý: Bệnh viêm niệu đạo làm phát sinh nhiều triệu chứng khó chịu khiến người bệnh luôn trong cảm giác bất an, lo lắng, căng thẳng và khiến tâm lý bất ổn.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa: Nếu không soát kiểm soát, tình trạng viêm nhiễm ở niệu đạo có thể lây lan đến bộ phận sinh dục cùng với nhiều cơ quan lân cận. Điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa nghiêm trọng. Thường gặp gồm viêm âm hộ – âm đạo, viêm tử cung và cổ tử cung, viêm bàng quang…
  • Ảnh hưởng đến đời sống tình dục: Nữ giới sẽ thường xuyên có cảm giác đau đớn khi đi tiểu và đau khi quan hệ tình dục, đôi khi chảy máu âm đạo sau quan hệ. Điều này khiến chị em gặp nhiều khó khăn khi ân ái với bạn tình, đôi khi sợ và suy giảm ham muốn tình dục. Từ đó làm ảnh hưởng đến đời sống tình dục. Trường hợp này xảy ra phổ biến hơn ở những người bị viêm nhiễm niệu đạo do những bệnh lây qua đường tình dục.
  • Vô sinh: Nếu viêm nhiễm niệu đạo không được kiểm soát và tiến triển ở thể nặng, nữ giới có thể bị vô sinh. Đặc biệt là khi tình trạng viêm nhiễm ở niệu đạo lây lan và làm phát sinh vấn đề ở buồng trứng, cổ tử cung và ống dẫn trứng.
  • Ảnh hưởng đến thai nhi: Nếu phụ nữ mang thai bị viêm niệu đạo thì nguy cơ cao thai nhi sẽ bị ảnh hưởng. Bởi tình trạng viêm nhiễm có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi, khiến nước ối nhiễm trùng, em bé sau khi sinh ra có thể bị suy dinh dưỡng, dị tật ở mắt hoặc mắc các bệnh lý về đường hô hấp.
Vô sinh
Viêm niệu đạo không được chữa trị có thể gây vô sinh

Cách phân biệt bệnh viêm niệu đạo và bệnh viêm âm đạo ở nữ giới

Do có một số triệu chứng tương đồng nên bệnh viêm niệu đạo và bệnh viêm âm đạo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Điều này làm ảnh hưởng đến quá trình chẩn đoán, phương pháp điều trị cùng hiệu quả chữa bệnh.

Cách phân biệt bệnh viêm niệu đạo và bệnh viêm âm đạo ở nữ giới

Viêm niệu đạo

  • Tiểu rắt, khó tiểu, thường xuyên buồn tiểu nhưng tiểu mót, không thể thải hết được, nước tiểu đục do có mủ hoặc nước tiểu có máu
  • Dịch tiết âm đạo tiết ra nhiều hơn bình thường, có màu xanh như mủ, loãng, có cảm giác ngứa ngáy nhẹ tại vùng kín
  • Lỗ niệu đạo có dấu hiệu sưng, đỏ, viêm, khi quan sát có thể thấy lỗ niệu đạo bất thường, dịch tiết ra như mủ
  • Đau rát khi quan hệ tình dục và đau ngang thắt lưng, đôi khi chảy máu khi quan hệ.

Viêm âm đạo

  • Khí hư ra nhiều, đôi khi có mủ, kèm theo mùi hôi tanh
  • Có cảm giác ngứa ngáy dữ dội tại âm đạo, châm chích, xuất huyết âm đạp bất thường ở một số trường hợp
  • Niêm mạc âm đạo bị tổn thương, dễ chảy máu, viêm đỏ
  • Ở một số trường hợp, vùng bẹn và mông xuất hiện mụn nước, âm hộ sưng tấy và môi lớn có khí hư.

Để chẩn đoán chính xác bệnh viêm niệu đạo ở nữ giới, tốt nhất người bệnh nên sớm đến chuyên khoa để thăm khám thực thể, thực hiện các xét nghiệm cần thiết giúp xác định chính xác bệnh lý và có hướng điều trị thích hợp nhất.

Biện pháp chẩn đoán bệnh viêm niệu đạo ở nữ giới

Thông thường bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện thăm khám thực thể bộ phận sinh dục, khám vùng bụng, tìm hiểu các triệu chứng và tiền sử mắc bệnh để chẩn đoán bệnh viêm niệu đạo ở nữ giới.

Ngoài ra để kết quả chẩn đoán trở nên chính xác hơn, giúp tìm kiếm nguyên nhân gây bệnh và lựa chọn phương pháp phù hợp nhất, người bệnh cần thực hiện thêm những xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Kết quả xét nghiệm nước tiểu cho phép bác sĩ kiểm tra sự tồn tại của vi khuẩn, ký sinh trùng, virus cùng các tác nhân gây bệnh khác. Để thực hiện xét nghiệm này, bệnh nhân sẽ được phát một hũ nhỏ, sau đó lấy mẫu nước tiểu và đưa đến phòng thí nghiệm để quan sát.
  • Xét nghiệm máu: Nếu kết quả xét nghiệm máu cho thấy số lượng tế bào bạch cầu trong máu có dấu hiệu gia tăng thì nữ giới có thể đang bị nhiễm trùng.
  • Nuôi cấy dịch tiết âm đạo: Đối với kỹ thuật nuôi cấy dịch tiết âm đạo, bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng tăm bông đưa vào trong âm đạo của người bệnh để lấy mẫu dịch tiết, sau đó đưa mẫu dịch tiết vào phòng thí nghiệm và tiến hành nuôi cấy vi khuẩn.
  • Nội soi bàng quang: Bác sĩ sử dụng một ống nội soi mỏng, phần đầu có gắn camera để đưa vào bàng quang và niệu đạo. Hình ảnh thu về được từ camera đặt trên đầu ống nội soi cho phép bác sĩ quan sát tổn thương thực thể và đánh giá mức độ nghiêm trọng. Đồng thời xác định bệnh lý và những vấn đề liên quan.
  • Siêu âm: Kỹ thuật siêu âm được thực hiện với mục đích thu về hình ảnh rõ nét ở khung xương chậu. Từ đó giúp bác sĩ quan sát những vấn đề bên trong, tìm kiếm khối u, dấu hiệu của bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc một số yếu tố khác được cho là nguyên nhân gây viêm niệu đạo ở nữ giới.
  • Kiểm tra nồng độ axit nucleic (NAT): Kết quả từ xét nghiệm kiểm tra nồng độ axit nucleic (NAT) cho phép bác sĩ chuyên khoa xác định nguyên nhân gây viêm niệu đạo là vi khuẩn hay virus. Phương pháp xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ tìm kiếm nguyên nhân nhanh hơn so với kỹ thuật nuôi cấy dịch tiết âm đạo.

Phương pháp điều trị viêm niệu đạo ở nữ giới 

Thông thường sau khi có kết quả chẩn đoán viêm niệu đạo ở nữ giới, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc điều trị phù hợp với tình trạng viêm nhiễm và nguyên nhân gây bệnh. Từ đó giúp khắc phục tình trạng viêm nhiễm, triệu chứng cùng các tác nhân gây bệnh. Đồng làm giúp làm giảm tối đa nguy cơ phát sinh các biến chứng nghiêm trọng.

Những loại thuốc thường được dùng trong điều trị viêm niệu đạo ở nữ giới gồm:

Thuốc điều trị viêm niệu đạo ở nữ do nhiễm trùng Chlamydia hoặc Mycoplasma

Bệnh nhân bị viêm niệu đạo do vi khuẩn, đặc biệt là Chlamydia và Mycoplasma sẽ được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh để ức chế sự lây lan và phát triển của vi khuẩn. Đồng thời giúp tiêu diệt vi khuẩn trong thời gian sớm, phòng ngừa phát sinh những vấn đề không mong muốn.

Những loại thuốc kháng sinh thường được chỉ định gồm:

  • Thuốc Azithromycin 1 gram

Liều khuyến cáo: Uống một liều cao nhất trong giai đoạn tấn công.

  • Thuốc Doxycyclin

Liều khuyến cáo: Uống 100mg/ lần x 2 lần/ ngày. Khoảng cách giữa hai liều là 12 tiếng.

Thời gian điều trị: Kéo dài trong 7 ngày.

  • Thuốc Ofloxacin

Liều khuyến cáo: Uống 300mg/ lần x 2 lần/ ngày. Khoảng cách giữa hai liều là 12 tiếng.

Thời gian điều trị: Kéo dài trong 7 ngày.

  • Thuốc Erythromycin

Liều khuyến cáo: Uống 500mg/ lần x 4 lần/ ngày. Khoảng cách giữa các liều là 4 tiếng.

Thời gian điều trị: Kéo dài trong 14 ngày.

Thông thường trong thời gian đầu điều trị, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng hai loại thuốc kháng sinh gồm Azithromycin và Doxycycline. Tuy nhiên nếu không có đáp ứng tốt, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị với những loại thuốc khác.

Thuốc điều trị viêm niệu đạo ở nữ do nhiễm trùng Chlamydia hoặc Mycoplasma
Thuốc điều trị viêm niệu đạo ở nữ do nhiễm trùng Chlamydia hoặc Mycoplasma

Thuốc điều trị viêm niệu đạo do Trichomonas

Đối với những trường hợp viêm niệu đạo do Trichomonas ở mức độ nặng, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị viêm nhiễm với phác đồ kháng sinh chứa Metronidazol. Tuy nhiên thuốc chống chỉ định cho phụ nữ mang thai bị viêm niệu đạo.

Liều dùng thuốc Metronidazol

  • Liều khuyến cáo: Uống 500mg/ lần x 2 lần/ ngày.
  • Thời gian sử dụng: Kéo dài ít nhất 7 ngày.

Thuốc điều trị viêm niệu đạo ở nữ do nhiễm nấm

Bệnh viêm niệu đạo có thể xảy ra ở nữ giới do hệ sinh dục bị nhiễm nấm, thường gặp nhất là nấm Candida albicans. Đối với trường hợp này, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân sử dụng thuốc kháng nấm đề khắc phục tình trạng viêm nhiễm và tiêu diệt mầm bệnh.

Những loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị viêm niệu đạo ở nữ do nhiễm nấm gồm:

  • Thuốc Fluconazol

Liều khuyến cáo: Uống 1 viên thuốc với liều duy nhất là 150mg.

Liều duy trì: Uống duy nhất 1 viên Fluconazol 150mg/ lần/ tháng. Duy trì từ 6 đến 12 tháng để dự phòng viêm nhiễm tái phát.

  • Thuốc Itraconazol

Liều khuyến cáo: Uống 100mg/ lần x 2 lần/ ngày. Khoảng cách giữa hai liều là 12 tiếng.

Thời gian điều trị: Kéo dài từ 3 đến 5 ngày.

Lưu ý: Nữ giới cần sử dụng thuốc chống nấm đúng liều để làm giảm nguy cơ phát sinh những tác dụng phụ không mong muốn như nổi mẩn ngứa, phát ban da, ngộ độc ở thận, gan.

Thuốc điều trị viêm niệu đạo ở nữ giới do vi khuẩn thông thường

Đối với những trường hợp bị viêm niệu đạo do nhiễm các loại vi khuẩn thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc điều trị gồm:

  • Fluoroquinolone
  • Trimethoprim-sulfamethoxazol
  • Beta-lactam.

Thời gian sử dụng thuốc kéo dài từ 3 đến 5 ngày.

Thuốc điều trị viêm niệu đạo ở nữ giới do nhiễm virus herpes simplex

Đối với những trường hợp bị viêm niệu đạo do nhiễm virus herpes simplex, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bệnh nhân sử dụng thuốc kháng virus với mục đích làm giảm nhẹ các triệu chứng, phòng ngừa sự lây lan và sớm tiêu diệt virus gây bệnh.

Những loại thuốc kháng virus được sử dụng trong điều trị viêm niệu đạo do nhiễm virus herpes simplex gồm:

  • Thuốc Valacyclovir

Liều khuyến cáo: Dùng 1 gram Valacyclovir, uống 2 lần/ ngày.

Thời gian điều trị: Kéo dài từ 7 – 10 ngày.

  • Thuốc Acyclovir

Liều khuyến cáo: Dùng 200mg Acyclovir/ lần (400mg Acyclovir ở bệnh nhân bị suy giảm hệ miễn dịch) x 5 lần/ ngày. Khoảng cách giữa các liều là 4 giờ.

Thời gian sử dụng: Kéo dài từ 5 – 10 ngày.

Dự phòng tái phát cho người bị suy giảm miễn dịch: Dùng 200 – 400mg Acyclovir/ lần x 4 lần/ ngày. Khoảng cách giữa các liều là 4 – 5 giờ.

  • Thuốc Famciclovir

Liều dùng cho người có hệ miễn dịch bình thường

Liều khởi đầu: 250mg Famciclovir/ lần x 3 lần/ ngày. Thời gian sử dụng kéo dài từ 7 – 10 ngày.

Liều duy trì: Dùng 1 gram, uống 2 lần/ ngày trong 1 ngày hoặc dùng 125mg/ lần, uống 2 lần/ ngày trong 5 ngày.

Liều dùng cho người có hệ miễn dịch suy yếu

Liều khởi đầu: 500mg Famciclovir/ lần x 2 lần/ ngày.

Thời gian sử dụng: Kéo dài từ 5 – 10 ngày.

Thuốc điều trị viêm niệu đạo ở nữ giới do nhiễm virus herpes simplex
Thuốc điều trị viêm niệu đạo ở nữ giới do nhiễm virus herpes simplex

Lưu ý chung

  • Dùng thuốc điều trị dưới sự chỉ định và tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Liều dùng thuốc có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, khả năng đáp ứng với thuốc và chỉ định của bác sĩ.

Bệnh viêm niệu đạo ở nữ giới được phòng ngừa như thế nào?

Bệnh viêm niệu đạo ở nữ giới không được ngăn ngừa hoàn toàn. Tuy nhiên những biện pháp phòng ngừa được liệt kê dưới đây có thể giúp nữ giới giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh. Cụ thể:

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày và giữ cho khô thoáng

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày và giữ cho khô thoáng là biện pháp phòng ngừa viêm nhiễm hiệu quả. Hàng ngày bạn cần vệ sinh vùng kín từ 2 – 4 lần/ ngày. Trong đó, nữ giới nên vệ sinh vùng kín bằng nước mát và chỉ nên dùng dung dịch vệ sinh 2 lần/ ngày ngay cả trong những ngày hành kinh. Dung dịch vệ sinh mà bạn sử dụng nên có thành phần dịu nhẹ để ngăn ngừa nấm và vi khuẩn phát triển, không làm kích ứng vùng kín.

Tránh sử dụng xà phòng tạo bọt hoặc dung dịch vệ sinh chứa chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín. Nên vệ sinh vùng kín và thay băng mỗi 4 giờ trong những ngày hành kinh.

  • Hạn chế ngâm mình trong bồn tắm

Ngâm mình trong bồn tắm có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào hệ sinh dục và niệu đạo, sau đó gây viêm nhiễm.

  • Uống nhiều nước

Việc uống nhiều nước giúp giữ ẩm cho cơ thể, thanh nhiệt, thông tiểu, đào thải độc tố và các tác nhân gây bệnh ra bên ngoài thông qua tiểu tiện. Tốt nhất nữ giới nên duy trì thói quen uống từ 2 – 3 lít nước/ ngày.

  • Quan hệ tình dục an toàn

Cần sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để phòng ngừa lây nhiễm các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục. Tốt nhất không nên quan hệ với người bị nhiễm bệnh và nên chung thủy với một bạn tình.

  • Không nhịn tiểu

Nhịn tiểu yếu tố thuận lợi giúp vi khuẩn, virus và các tác nhân khác bám lại bàng quang và niệu đạo. Từ đó gây viêm nhiễm. Vì thế bạn nên đi tiểu ngay khi có nhu cầu.

  • Điều trị các bệnh lý liên quan

Nữ giới nên sớm thăm khám và điều trị những bệnh lý liên quan như tiểu đường viêm bàng quang, viêm vùng chậu, viêm âm đạo… để phòng ngừa vi khuẩn lây lan đến niệu đạo và gây viêm hoặc tái nhiễm.

  • Sinh hoạt điều độ và bổ sung đủ chất dinh dưỡng

Nữ giới không nên làm việc gắng sức, tránh căng thẳng, stress, tâm lý bất ổn để phòng ngừa sức khỏe và hệ miễn dịch suy giảm, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và gây viêm.

Tốt nhất nữ giới nên ngủ sớm, ngủ đủ giấc, dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Đồng thời nên duy trì thói quen luyện tập thể thao mỗi ngày, bổ sung đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt nên tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi và các loại thực phẩm giàu omega-3.

Sinh hoạt điều độ và bổ sung đủ chất dinh dưỡng
Sinh hoạt điều độ và bổ sung đủ chất dinh dưỡng giúp phòng ngừa bệnh viêm niệu đạo ở nữ giới

Nhìn chung bệnh viêm niệu đạo ở nữ giới có thể được chữa khỏi bằng thuốc mà không làm phát sinh các vấn đề liên quan. Tuy nhiên việc chủ quan không sớm chữa trị có thể khiến bệnh gia tăng mức độ nghiêm trọng, gây khó chịu và làm phát sinh biến chứng, trong đó có vô sinh. Vì thế bạn cần sớm thăm khám ngay khi nhận thấy các dấu hiệu viêm nhiễm xuất hiện để sớm khắc phục bệnh lý.

Ngày Cập nhật 06/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *