Viêm phế quản có nguy hiểm không? Điều trị và phòng ngừa thế nào?

Viêm phế quản có tỉ lệ ca bệnh ngày càng tăng cao do thời tiết biến đổi, môi trường ô nhiễm nặng nề. Căn bệnh này cũng dễ lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc gián tiếp qua đồ dùng, dụng cụ sinh hoạt có chứa virus gây bệnh. Nhiều bệnh nhân cảm thấy lo lắng, không biết viêm phế quản có nguy hiểm không? Cần làm gì để tránh được những biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng theo dõi những nội dung sau để tìm được câu trả lời.

Bệnh viêm phế quản có nguy hiểm không?

Viêm phế quản là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc từ ống phế quản đến nhu mô phổi dẫn tới các triệu chứng ho, đờm, khó thở, khò khè, tức ngực. Tác nhân gây bệnh viêm phế quản phần lớn là virus dễ dàng tấn công những đối tượng có hệ miễn dịch yếu như người già, trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, bệnh nhân hen, giãn phế quản… Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây ra nhiều khó chịu tới sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân. 

Viêm phế quản là một tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp tiềm ẩn nhiều rủi ro
Viêm phế quản là một tình trang viêm nhiễm đường hô hấp tiềm ẩn nhiều rủi ro

Trả lời cho câu hỏi “Viêm phế quản có nguy hiểm không?”, thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Phương, Giám đốc Trung tâm thừa kế và ứng dụng Đông y Việt Nam cho biết: “Viêm phế quản là một bệnh lý đường hô hấp khá phổ biến nhưng thường bị xem nhẹ do nhầm lẫn với các bệnh hô hấp thông thường. Nhiều người bệnh lơ là trong chữa trị dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Nếu không cố gắng điều trị, không bệnh nào có thể tự khỏi cả mà chỉ nặng thêm.”

Theo bác sĩ Lê Phương, những nguy cơ người bệnh có thể gặp phải là:

Viêm phổi

Viêm phổi là biến chứng phổ biến nhất của viêm phế quản. Khoảng 1 trong 20 người bị viêm phế quản có thể bị nhiễm trùng thứ phát dẫn đến viêm phổi. Những người có nguy cơ gặp biến chứng viêm phổi bao gồm:

  • Trẻ sơ sinh, người già có sức đề kháng kém khiến họ dễ bị nhiễm trùng thứ cấp
  • Người hút thuốc lá, thuốc lào làm suy giảm hệ miễn dịch
  • Bệnh nhân mắc bệnh tim, phổi kèm theo viêm phế quản
  • Người bị suy giảm miễn dịch như HIV, bệnh miễn dịch do cơ địa…
Viêm phế quản có thể tiến triển thành viêm phổi, gây khó khăn hơn điều trị
Viêm phế quản có thể tiến triển thành viêm phổi, gây khó khăn hơn điều trị

Viêm phổi thứ phát nếu không được phát hiện kịp thời có thể gây suy hô hấp, tràn khí màng phổi, thậm chí áp xe phổi, đe dọa đến tính mạng người bệnh. Đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em trên toàn thế giới. Bệnh có triệu chứng ban đầu rất giống với cảm lạnh và cúm. Do đó người bệnh cần đề phòng biến chứng viêm phổi và đi khám bệnh ngay khi có dấu hiệu bất thường.

Viêm phế quản mãn tính

Nếu trong giai đoạn cấp tính không được điều trị dứt điểm, bệnh viêm phế quản sẽ tiến triển sang giai đoạn mãn tính. Đây cũng là một biến chứng thường gặp của viêm phế quản cấp, đặc biệt ở người già và trẻ em. Đặc biệt với trẻ nhỏ, viêm phế quản mãn tính có thể ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện và cuộc sống sau này của trẻ.

Hen phế quản

Người bệnh có thể dễ nhầm lẫn hen phế quản với những phản ứng bình thường của cơ thể với thời tiết do một số triệu chứng điển hình như ho, sốt nhẹ, chảy nước mũi… Tình trạng này kéo dài, triệu chứng sẽ nặng hơn và trở thành biến chứng hen bất cứ lúc nào.

Một biến chứng khác của viêm phế quản là hen, có thể gây đột tử bất cứ lúc nào
Một biến chứng khác của viêm phế quản là hen, có thể gây đột tử bất cứ lúc nào

Điều trị hen phế quản khó hơn rất nhiều lần viêm phế quản cấp. Chính vì vậy nếu không muốn phải sống chung với những cơn hen, khó thở thường xuyên, người bệnh viêm phế quản nên cố gắng điều trị dứt điểm ngay từ đầu.

Viêm phế quản có nguy hiểm không? – Áp xe phổi

Áp xe phổi là một dạng nhiễm trùng phổi, khiến các nhu mô phổi sưng viêm, gây hoại tử và phá hủy màng phế nang, hình thành một hang mủ chứa các chất hoại tử và bạch cầu thoái hóa. Áp xe phổi tiến triển nhanh và có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh tim

Chức năng của phổi có sự liên kết chặt chẽ với hoạt động của tim. Do đó chức năng tim sẽ bị ảnh hưởng nếu như phổi không khỏe mạnh. Những triệu chứng khó thở kéo dài của bệnh viêm phế quản, gây thiếu hụt oxy, tạo sức ép cho tim dẫn đến bệnh tim hoặc hoặc khiến bệnh tim trở nên trầm trọng hơn.

Viêm phế quản mãn tính có nguy hiểm không?

Viêm phế quản mãn tính là tình trạng nghiêm trọng hơn của viêm phế quản cấp. Bệnh thường xuyên tái phát nên nguy cơ biến chứng cao hơn. Trả lời cho câu hỏi “viêm phế quản mãn tính có nguy hiểm không?”, bác sĩ Lê Phương cho biết:

“Bệnh viêm phế quản mãn tính càng để lâu, bệnh càng nặng, gây nên sự thiếu hụt không khí càng nhiều, từ đó tạo ra các rối loạn hô hấp. Bệnh nhân luôn cảm thấy thiếu dưỡng khí, khó thở, mệt mỏi, sụt cân, ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan khác do thiếu oxy. 

COPD hay bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là một biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm phế quản.
COPD hay bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là một biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm phế quản.

Một hệ lụy thường được nhắc đến bệnh viêm phế quản mãn tính là viêm phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Đây là căn bệnh có tỷ lệ tử vong đứng hàng thứ 4 thế giới. Bệnh có tiến triển khó lường, gây nhiều ảnh hưởng đến tim, thậm chí là suy tim, điều trị khó khăn và phức tạp, để lại nhiều di chứng nếu qua khỏi.”

Chính vì vậy người bệnh không nên chần chừ trong việc điều trị viêm phế quản cấp tính, tránh để bệnh tiến triển gây biến chứng nguy hiểm.

Cần làm gì để thoát khỏi bệnh viêm phế quản?

Để tránh những biến chứng nguy hiểm của viêm phế quản, người bệnh cần chủ động điều trị và phòng ngừa sớm. Phương pháp điều trị chính hiện nay là dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, người bệnh cần chú ý đến lối sống sinh hoạt để phòng ngừa cũng như hỗ trợ điều trị khi mắc bệnh.

Thuốc tây y điều trị viêm phế quản

Mục tiêu của việc điều trị là cải thiện triệu chứng giúp người bệnh hít thở dễ dàng hơn. Tùy vào tình trạng bệnh lý và thể trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ kê những loại thuốc điều trị phù hợp. Một số loại thuốc có thể được chỉ định là:

  • Giảm ho, long đờm: chỉ dùng thuốc khi ho nhiều gây mất ngủ, đờm đặc dính khó khạc. Thuốc sử dụng: Terpin codein, Dextromethorphan, acetylcystein (long đờm)
  • Hạ sốt, giảm đau: Paracetamol, Ibuprofen, Aspirin
  • Giãn phế quản: dùng thuốc trong trường hợp có co thắt phế quản gây khó thở. Thuốc sử dụng: Salbutamol (dạng xịt, uống hoặc khí dung).
  • Dùng kháng sinh trong các trường hợp: Ho kéo dài trên 7 ngày, khạc đờm mủ rõ hoặc viêm phế quản cấp ở người có bệnh mạn tính nặng như suy tim, ung thư. Các loại kháng sinh sử dụng gồm: penicillin, Cephalosporin, Macrolid…

Lưu ý: Hầu hết các loại thuốc trên đều là thuốc kê đơn, có nghĩa là chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ. Trong quá trình sử dụng nếu có dấu hiệu bất thường cần đưa bệnh nhân đến gặp bác sĩ để được thăm khám và xử lý kịp thời

Xem thêm: Chuyên gia chỉ rõ những sai lầm thường gặp khi điều trị viêm phế quản cho trẻ em

Thuốc Đông y giải pháp an toàn, điều trị viêm phế quản tận gốc

Bên cạnh thuốc Tây y, thuốc Đông y là giải pháp được đánh giá cao trong điều trị viêm phế quản. Đông y chú trọng vào điều trị bệnh TOÀN DIỆN, phối kết hợp 2 hướng: Giải quyết căn nguyên tại tạng phủ và giải quyết triệu chứng viêm nhiễm khó chịu. 

Theo Đông y, viêm phế quản xuất phát từ những bất thường của các tạng phủ bên trong. Những vấn đề thườn gặp nhất là phế âm hư, làm rối loạn trao đổi khí, thận không nạp khí gây nghịch khí trong cơ thể, Tỳ thấp khiến dịch nhầy phế họng tăng lên. Lâu ngày dẫn đến viêm, tức ngực, ho, nhiều đờm, khó thở…

Chính vì vậy Đông y lựa chọn các loại thảo dược giúp giải quyết tổn thương và tăng cường chức năng cho tạng phủ. Từ đó, bài thuốc tạo ra nội lực đẩy lùi tà khí và tác nhân gây viêm phế quản, đồng thời ngăn ngừa chúng xâm nhập. Nhờ vậy thuốc Đông y điều trị bệnh hiệu quả tận gốc và mang lại hiệu quả lâu dài cho người bệnh.

Thanh hầu bổ phế thang điều trị bệnh từ gốc đến ngọn
Thanh hầu bổ phế thang điều trị bệnh từ gốc đến ngọn

Một trong những bài thuốc Y học cổ truyền mang tuân thủ chính xác nguyên tăc điều trị trên và mang lại hiệu quả cao là Thanh hầu bổ phế thang. Bài thuốc gồm nhiều thành phần thảo dược như Kha tử, bạch nghệ, quất hồng bì, liên kiều, cát cánh, phật thủ, cương tàm… Các thành phần này đều dễ quy vào các tạng phủ bên trong, từ đó giúp giúp thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, tan mủ, trừ đờm, khôi phục chức năng niêm mạc phế, giảm ho.

Bên cạnh đó, bài thuốc còn mang lại hiệu quả cao cho người bệnh, đảm bảo về chất lượng dược liệu và độ an toàn:

  • Bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang được nghiên cứu dựa trên hàng trăm bài thuốc dân gian. Thành phần được phân tích dược tính, kiểm tra độc tính cấp diễn và bán trừ diễn.
  • Dược liệu đều là thuốc nam nên có độ tương thích cao với người Việt,
  • Thảo dược thu hái từ các vườn thuốc đạt tiêu chuẩn GACP – WHO.
  • Hiệu quả đã được kiểm nghiệm thực tế trước khi áp dụng vào điều trị mở rộng. Hơn 80% người bệnh khỏi sau 2 – 4 tháng điều trị.

Đặc biệt thuốc không gây tác dụng phụ hoặc ảnh hưởng chức năng dạ dày, gan, thận dù sử dụng lâu dài. Các hoạt chất thảo dược tự nhiên dễ dàng thẩm thấu sâu vào bên trong cơ thể, dễ dàng bài trừ lượng tồn dư, không tích tụ gây độc. Thuốc cũng nâng cao đáng kể sức đề kháng, nhờ vậy sức khỏe tổng thể được cải thiện, bệnh nhân ít mắc các bệnh lý khác, đặc biệt là bệnh liên quan đến hệ miễn dịch.

Bác sĩ Lê Phương chia sẻ về bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang
Bác sĩ Lê Phương chia sẻ về bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang

 

Hiện nay bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang đang được ứng dụng điều trị tại Trung tâm Thừa kế & Ứng dụng Đông y Việt Nam. Người bệnh cần thêm thông tin hoặc muốn điều trị bằng bài thuốc có thể liên hệ đến hotline: 0974 026 239 (Hà Nội) hoặc 0964 129 962 (Tp. HCM)

Chăm sóc và phòng biến chứng viêm phế quản

Để phòng ngừa các biến chứng viêm phế quản, ngoài việc tuân thủ các phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh cần thực hiện một số biện pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị dưới đây để tránh làm triệu chứng bệnh nặng thêm, giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục:

  • Uống nhiều nước: Người bệnh cần 8 -10 ly nước mỗi ngày để làm loãng đờm. Trong trường hợp bệnh nhân bị suy thận, suy tim hoặc triệu chứng phù kèm thêm, cần được sự tư vấn của bác sĩ nếu muốn uống thêm nước.
  • Bỏ thuốc lá và tránh nguy cơ hút thuốc thụ động: Khói thuốc làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể người, gây nhiều tổn thương cho phổi. Có nhiều nghiên cứu cho rằng, hút thuốc lá thụ động có thể khiến bạn mắc bệnh sớm hơn và nguy hiểm hơn so với người hút thuốc. Vì vậy, hãy tránh xa thuốc lá và môi trường có chứa khói thuốc.
Bỏ thuốc lá sẽ giúp bạn tránh xa các nguy cơ từ bệnh viêm phế quản
Bỏ thuốc lá sẽ giúp bạn tránh xa các nguy cơ từ bệnh viêm phế quản
  • Tránh khói bụi, hóa chất, và bất cứ thứ gì có thể gây kích ứng cho phổi của bạn. Nên đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc hoạt động trong môi trường đang có mầm bệnh.
  • Giữ ấm cơ thể, sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc thường xuyên hít hơi ẩm theo nhiều cách khác nhau khi thời tiết chuyển mùa hoặc tiết trời lạnh.
  • Nghỉ ngơi kèm theo luyện tập thể thao để tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch. 
  • Thay đổi chế độ ăn hợp lý, đảm bảo sức khỏe và tăng cường đề kháng.
  • Thực hiện các biện pháp phòng tránh lây nhiễm khi tiếp xúc với người đang mang mầm bệnh: tránh tiếp xúc trực tiếp, không dùng chung vật dụng cá nhân… với người mang bệnh.
  • Tiêm phòng và khám sức khỏe định kỳ

Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn đọc đã không còn băn khoăn “ viêm phế quản có nguy hiểm không”. Căn bệnh này không thể lơ là vì tiến triển nhanh và dễ gây các biến chứng rất nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Mỗi người cần có các biện pháp phòng ngừa hợp lý và lắng nghe cơ thể mỗi ngày để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời nếu có.

Bài được quan tâm nhiều:

Viêm phế quản có lây không? Cần làm gì để phòng ngừa lây nhiễm

Viêm phế quản nên ăn gì và không nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi?

Nỗi ám ảnh của bà mẹ 9x khi chữa viêm phế quản cho con đằng đẵng 3 năm trời

Ngày Cập nhật 05/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *