Viêm thận bể thận mạn tính: Nhận biết sớm để điều trị kịp thời

Viêm thận bể thận mạn tính gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe người bệnh nếu không được phát hiện kịp thời. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đầy đủ kiến thức và hiểu biết về bệnh lý này. trong bài viết sau, chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin quan trọng để bạn phát hiện và điều trị bệnh trước khi quá muộn. 

Viêm thận bể thận mạn tính là gì? Đâu là dấu hiệu nhận biết? 

Bệnh viêm thận bể thận mạn tính là bệnh gây tổn thương viêm mạn tính ở nhu mô thận và mô kẽ thận. Đây là hậu quả của quá trình nhiễm khuẩn từ đài bể thận vào thận. Nếu nguyên nhân gây bệnh không phải do nhiễm khuẩn thì được gọi là viêm thận kẽ mạn tính. Bệnh lý này được Wagner mô tả lần đầu tiên vào năm 1882. 

Bệnh viêm thận bể thận mạn tính thường rất khó xác định, vì vậy, phần lớn bệnh nhân đều tìm đến phòng khám khá muộn dẫn đến tình trạng bệnh đã chuyển biến nặng. Một số triệu chứng bệnh lâm sàng người bệnh cần để ý để phát hiện kịp thời. 

Sốt cao là một trong những bieur hiện viêm thận bể thận mạn tính
Sốt cao là một trong những biểu hiện dễ nhận biết của bệnh
  • Sốt cao (từ 39 -40 độ C), kèm theo những triệu chứng rét run, đau âm ỉ vùng góc sườn lưng (vị trí góc xương sườn và cột sống lưng). Khi có tác động sờ nắn sẽ thấy đau nhói vùng hố thắt lưng, trong nhiều trường hợp sờ sẽ thấy thận to. 
  • Hiện tượng đau lan vùng hố chậu và lan xuống vùng xương mu, lan rộng xuống bộ phận sinh dục ngoài. Đồng thời, người bệnh sẽ cảm thấy tức ở phần xương mu. 
  • Khó đi tiểu, hoặc gặp tình trạng đái buốt, đái rắt, nước tiểu có màu đục. Nặng hơn có thể đái ra mủ và máu. 
  • Xuất hiện một số hiện tượng như hoa mắt, chóng mặt khi đứng lên, ngồi xuống, thiếu máu, da xanh, huyết áp tăng. Bệnh nhân bị viêm thận bể thận mạn khi chưa có suy thận thì tỷ lệ tăng huyết áp khoảng 30%, nhưng khi xuất hiện hiện tượng suy thận thì biểu hiện tăng huyết áp khoảng 60%. Giai đoạn chuyển biến từ viêm thận bể thận mạn đến suy thận thường diễn ra chậm, có bệnh nhân kéo dài 20 năm. Nhưng nếu tắc nghẽn đường tiết niệu mà không thể giải quyết được yếu tố gây tắc nghẽn thì giai đoạn chuyển biến từ viêm thận bể thận mạn đến suy thận sẽ nhanh hơn. 
  • Triệu chứng đái đêm nhiều lần: Số lần đi tiểu nhiều trong đêm và lượng nước tiểu mỗi lần đi nhiều, có khi lên đến 1,5 – 2 lít. Triệu chứng đi tiểu nhiều lần sinh ra do khả năng cô đặc nước tiểu của thận bị giảm sút.

Viêm thận bể thận mạn thường gặp ở những đối tượng nào?

Bệnh này có thể xảy ra ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh cũng phụ thuộc vào sức đề kháng của cơ thể mỗi người. Khi sức đề kháng yếu thì các loại vi khuẩn có thể dễ dàng tấn công và xâm nhập cơ thể, đặc biệt đối với những người mắc bệnh rối loạn chuyển hóa như gút hay đái tháo đường. 

Phụ nữ mang thai là nhóm đối tượng có khả năng bị viêm thận bể thận mạn cao
Phụ nữ mang thai là nhóm đối tượng có khả năng bị viêm thận bể thận mạn cao

Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai cũng là nhóm đối tượng có dễ mắc bệnh viêm thận bể thận mạn tính khi có những điều kiện thuận lợi đưa đến (chủ yếu trong thời gian 3 tháng đầu thai kỳ). Những người cao tuổi mắc bệnh u xơ tiền liệt tuyến rất dễ dẫn đến tình trạng nước tiểu bị ứ đọng trong bàng quang. Đây là một trong những yếu tố thuận lợi gây nên bệnh viêm thận bể thận mạn tính ngược dòng. Ngoài ra, một tỷ lệ rất thấp bệnh viêm thận bể thận mạn tính có thể xảy đến đối với những người bị viêm ruột thừa hoặc viêm cổ tử cung (ở nữ giới) bởi sự xâm nhập của các loại vi khuẩn gây bệnh đi theo đường bạch huyết. 

Nếu bạn cũng đang vật lộn với bệnh và gặp phải nhiều vấn đề thì đây là bài viết dành cho bạn. Chuyên gia từ nhà thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường sẽ giải đáp những nỗi khổ của người bệnh thận hư, đồng thời tư vấn cách điều trị bệnh triệt để.

Bệnh có thể gặp ở cả nam và nữ do không đảm bảo vệ sinh an toàn, khoa học vùng kín, hoặc những người chịu sự can thiệp của các thủ thuật thăm khám như soi bàng quang, tán sỏi, soi niệu đạo, mổ phanh lấy sỏi, hong niệu đạo,…Đối với nữ giới, tỷ lệ mắc bệnh tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động tình dục và điều kiện vệ sinh vùng kín yếu kém. 

Xét nghiệm để chuẩn đoán viêm thận bể thận mạn

Để chuẩn đoán và phát hiện kịp thời bệnh viêm thận bể thận mạn tính nhanh nhất, bác sĩ thường sử dụng phương pháp chụp X quang thận hoặc chụp thận có bơm thuốc cản quang tĩnh mạch (UIV), đây là phương pháp đánh giá chính xác mức độ thương tổn và nguyên nhân gây ra bệnh. Một số biện pháp thăm dò chuyên sâu như chụp cộng hưởng từ hoặc chụp cắt lớp vi tính, siêu âm thận, chụp động mạch thận, …cũng được sử dụng để chuẩn đoán bệnh. 

Ngoài ra, phương pháp test hóa học, test enzym, định lượng glucose niệu cũng cho ra các thông tin hữu hiệu để hỗ trợ chuẩn đoán bệnh viêm thận bể thận mạn tính. 

Có thể phát hiện bệnh bằng xét nghiệm nước tiểu hoặc soi cặn nước tiểu. Nếu trong điều kiện cho phép, có thể tiến hành nuôi cấy nước tiểu để xác định được lượng vi khuẩn gây bệnh có trong nước tiểu. 

Xét nghiệm hoặc làm test hóa học để phát hiện bệnh sớm
Xét nghiệm hoặc làm test hóa học để phát hiện bệnh sớm

Điều trị bệnh viêm thận bể thận mạn như thế nào? 

Theo các chuyên gia, 2 vấn đề quan trọng trong điều trị bệnh viêm thận bể thận cấp là điều trị nhiễm khuẩn và loại trừ các yếu tố thuận lợi cho bệnh phát triển. 

Điều trị nhiễm khuẩn:

Bệnh nhân cần được lấy nước tiểu để xác định loại vi khuẩn, từ đó lựa chọn loại kháng sinh phù hợp và đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất. Tùy vào tình trạng mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra loại thuốc phù hợp. Một số loại kháng sinh thường được sử dụng trong điều trị bệnh như: Nhóm kháng sinh quinolon (nhóm thuốc này không tốt cho thận, cần dùng đúng liệu lượng theo sự chỉ định của bác sĩ), Nhóm kháng sinh betalactamin (nhóm thuốc này ít độc hơn đối với thận, thường được điều trị cho bệnh nhân bị suy thận), Nhóm kháng sinh aminoglycosid (đây là nhóm thuốc rất độc đối với thận, khi dùng cần bổ sung nước đầy đủ và theo dõi cẩn thận) , Nhóm dẫn chất sulfamid (thuốc này có tác dụng tốt với nhiễm khuẩn đường tiết niệu, bệnh nhân cần uống đầy đủ nước). 

Loại trừ các yếu tố thuận tiện cho bệnh phát triển:

Khi đã kiểm soát được khả năng nhiễm khuẩn và thể trạng bệnh nhân cho phép, bác sĩ có thể tiến hành một số biện pháp để loại bỏ các yếu tố có lợi cho sự phát triển của bệnh như:

  • Loại trừ sỏi: Loại trừ sỏi bằng cách tán sỏi, mổ nội soi lấy sỏi.
  • Thực hiện phẫu thuật để sửa chữa các dị tật đường tiết niệu giúp giải phóng tắc nghẽn tại đường tiết niệu. 

Việc điều trị sớm và loại bỏ được tối đa các yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của bệnh có thể giúp cho việc điều trị khỏi viêm thận bể thận mạn và hạn chế biến chứng dẫn đến suy thận. Để quá trình điều trị bệnh hiệu quả và nhanh chóng, người bệnh cần duy trì thói quen uống đủ nước từ 2- 2.5 lít (đối với người lớn, uống nhiều hơn vào mùa hè, phải đảm bảo lượng nước tiểu tiết ra mỗi ngày từ 1.5 – 2 lít. 

Bên cạnh đó, cần vệ sinh cơ quan sinh dục, tiết niệu sạch sẽ, khoa học, đặc biệt đối với phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt. Các bạn trẻ trong thời kỳ tân hôn nếu không chú ý vệ sinh sinh dục, tiết niệu đúng cách có thể dẫn đến nhiễm khuẩn tiết niệu, thường gọi là “hội chứng tuần trăng mật”. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm thận bể thận mạn về sau. 

Bệnh viêm thận bể thận mạn tính nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy thận, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Khi có những triệu chứng ban đầu, người bệnh nên đến thăm khám trực tiếp để nhận được sự tư vấn và phác đồ điều trị phù hợp nhất với tình trạng của mình. 

Xem thêm

Ngày Cập nhật 23/06/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *