Các xét nghiệm dùng chẩn đoán viêm khớp dạng thấp hiện nay

Để chẩn đoán và xác định mức độ diễn biến của viêm khớp dạng thấp, người bệnh phải thực hiện hàng loạt các xét nghiệm. Về tổng thể, các xét nghiệm dùng chẩn đoán viêm khớp dạng thấp chia thành 2 nhóm: đặc hiệu và cơ bản.

Viêm khớp dạng thấp là một trong những bệnh lý liên quan đến rối loạn hệ miễn dịch. Nó rất dễ nhầm lẫn với các tình trạng khác nên người bệnh phải thực hiện rất nhiều xét nghiệm.
Viêm khớp dạng thấp là một trong những bệnh lý liên quan đến rối loạn hệ miễn dịch. Nó rất dễ nhầm lẫn với các tình trạng khác nên người bệnh phải thực hiện rất nhiều xét nghiệm.

Xét nghiệm đặc hiệu chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Đo chỉ số RF trong huyết thanh

Việc đo lường này có ý nghĩa cả về mặt định tính lẫn định lượng trong chẩn đoán tình trạng viêm khớp nói chung và viêm khớp dạng thấp nói riêng. RF (Rheumatoid Factor) là một kháng thể sinh ra bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể. Chỉ số RF thường tăng cao khi hệ thống này bị rối loạn. Khi đó, thay vì tấn công các tế bào ngoại lai, nó lại quay sang tấn công chính các tế bào của cơ thể và gây viêm. 

Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số RF đang tăng cao thì thường sẽ có một trong hai khả năng xảy ra. Thứ nhất, người đó mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Thứ hai là bị hội chứng Sjogren.

Tuy nhiên, RF là chỉ số có độ đặc hiệu và độ nhạy không cao. Vì thế, có khoảng 20% các trường hợp bị viêm khớp dạng thấp nhưng kết quả xét nghiệm RF âm tính. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp khác, kết quả RF dương tính lại xuất hiện ở những người khỏe mạnh hoặc mắc các bệnh lý khác. Tiêu biểu như lupus, bệnh ở gan hoặc phổi, giang mai, nhiễm trùng hoặc ung thư…

Chính vì thế, dù RF là yếu tố dạng thấp nhưng nếu chỉ dựa vào kết quả đo lường này thì không đủ cơ sở để khẳng định người đó có bị viêm khớp dạng thấp hay không. Thay vào đó, người ta thường thực hiện thêm một số xét nghiệm đặc hiệu và căn bản khác. Đồng thời quan sát thêm các biểu hiện lâm sàng của bệnh.

Xét nghiệm Anti CCP 

Anti CCP (antibody to cyclic citrullinated peptide) cũng là một yếu tố dạng thấp. Bởi nó được sinh ra bởi hệ thống miễn dịch. Tương tự như RF, chỉ số này cũng tăng cao khi hệ miễn dịch rối loạn. Việc ra đời phương pháp xét nghiệm Anti CCP góp phần quan trọng giúp kết quả chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp chính xác hơn. Bởi Anti CCP có độ nhạy và đặc hiệu cao hơn RF. Cả hai chỉ số này đều có trong huyết thanh. Do đó, khi xét nghiệm, người ta thường đo lường chúng cùng lúc.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một điều rằng, chỉ số Anti CCP và RF cần phải đi kèm với các dấu hiệu lâm sàng của bệnh mới có thể đánh giá được căn bản người đó có mắc bệnh viêm khớp dạng thấp hay không. Ngay cả trường hợp chúng đều dương tính thì vẫn rất khó để khẳng định nếu các dấu hiệu lâm sàng không xuất hiện.

Đo lường cả chỉ số RF và Anti CCP trong huyết thanh sẽ giúp các bác sĩ người đó có bị viêm hay không. Nếu muốn kết luận bị viêm khớp dạng thấp thì cần dựa thêm vào các dấu hiệu lâm sàng và một vài xét nghiệm khác.
Đo lường cả chỉ số RF và Anti CCP trong huyết thanh sẽ giúp các bác sĩ người đó có bị viêm hay không. Nếu muốn kết luận bị viêm khớp dạng thấp thì cần dựa thêm vào các dấu hiệu lâm sàng và một vài xét nghiệm khác.

Kết quả chẩn đoán khi Anti CCP dương tính và RF âm tính

Anti CCP có độ nhạy tốt nên trong một số kết quả xét nghiệm có thể thu được kết quả dương tính, trong khi RF thì âm tính. Nếu trường hợp này đi kèm với các dấu hiệu lâm sàng thì rất có thể người đó đang mắc bệnh viêm khớp dạng thấp ở giai đoạn đầu.

Kết quả chẩn đoán Anti CCP âm tính và RF dương tính

Ngược lại, nếu chỉ số Anti CCP âm tính nhưng RF dương tính và đi kèm vẫn là các dấu hiệu lâm sàng thì khả năng bệnh viêm khớp dạng thấp ít hơn. Thay vào đó, có thể người được chẩn đoán mang mắc phải một loại viêm nhiễm hoặc bệnh lý nào đó.

Trường hợp cả Anti CCP và RF đều âm tính

Nếu cả hai chỉ số đều âm tính và không có các biểu hiện lâm sàng đi kèm thì khả năng mắc bệnh viêm khớp dạng thấp là rất ít.

Chụp X – quang và một số kỹ thuật liên quan

Trong các kỹ thuật xét nghiệm dùng chẩn đoán viêm khớp dạng thấp không thể thiếu phần chụp X – quang. Hình ảnh có được từ kỹ thuật này sẽ phát hiện được tình trạng tổn thương ở khớp ngay khi chúng chưa có biểu hiện rõ ràng ra bên ngoài. Nó cho thấy đầu xương có bị mòn (hoặc huyết) hay không. Đồng thời, hình ảnh cũng thể hiện được tình trạng di lệch xương.

Thông thường, các bác sĩ sẽ chụp ở hai bàn chân và hai bàn tay bởi đây là những vị trí thường xuất hiện viêm đầu tiên khi mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Cùng với xét nghiệm chỉ số RF và Anti CCP trong huyết thanh, kết quả chẩn đoán bằng hình ảnh chụp X – quang sẽ giúp các bác sĩ có thêm căn cứ vững chắc hơn để chẩn đoán bệnh.

Ngoài kỹ thuật chụp X – quang, để chẩn đoán viêm khớp dạng thấp, bác sĩ có thể chỉ định chụp cộng hưởng từ (MRI) và quét siêu âm. Các kỹ thuật này không chỉ hữu ích trong chẩn đoán mà còn giúp bác sĩ theo dõi tình trạng bệnh tốt hơn. Nhất là khi tình trạng viêm tổn thương đến các phần mềm. 

Ngoài phương pháp chụp X - quang để xác định các thương tổn ở khớp do viêm, các bác sĩ có thể dùng đến kỹ thuật siêu âm.
Ngoài phương pháp chụp X – quang để xác định các thương tổn ở khớp do viêm, các bác sĩ có thể dùng đến kỹ thuật siêu âm.

Một số xét nghiệm cơ bản chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Nếu như hầu hết các loại xét nghiệm đặc hiệu nhằm mục đích xác định có hay không tình trạng viêm nhiễm thì việc thực hiện thêm một số xét nghiệm cơ bản sẽ giúp bác sĩ phân biệt được bệnh viêm khớp dạng thấp với một số bệnh lý khác. Đồng thời, thông qua những xét nghiệm dùng chẩn đoán viêm khớp dạng thấp này, tốc độ tiến triển của bệnh cũng sẽ được đánh giá một cách chính xác hơn.

Tùy vào từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số hoặc tất cả các xét nghiệm cơ bản gồm: đo tốc độ lắng của máu; xét nghiệm protein phản ứng C trong máu; kháng thể kháng nhân; Anti DNA và Anti Smith; tế bào ngoại vi; kiểm tra chức năng của phổi và thận; đo điện tâm đồ. 

Đo tốc độ lắng của máu (ESR)

Dựa vào tốc độ lắng của hồng cầu, người ta có thể biết được cơ thể có đang trong tình trạng viêm nhiễm hay không. Đối với nam giới trưởng thành bình thường về sức khỏe thì tốc độ lắng của máu là 1 – 13mm/hr. Con số này ở nữ giới là 1 – 20mm/hr. Nếu chỉ số ESR cao hơn mức bình thường một chút và không quá 100mm/hr thì có thể người đó đang bị viêm khớp dạng thấp. Trường hợp vượt quá con số này thì thường là do bệnh lý khác (trong đó bao gồm cả ung thư) hoặc một số chấn thương nhất định.

Cách xét nghiệm ESR thực hiện khá đơn giản, nhanh và an toàn. Tuy nhiên, nó không cho biết nguyên nhân gây viêm là nhiễm trùng, chấn thương hay bệnh lý. Vì thế, người ta còn gọi ESR là xét nghiệm không đặc hiệu. Trong thực tế, xét nghiệm đo tốc độ lắng của máu thường được kết hợp cùng một số kỹ thuật chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng khác. 

Đo tốc độ lắng của máu là cách nhanh và an toàn để xác định một trường hợp nào đó có bị viêm hay không. Tuy nhiên chỉ số đo không đặc hiệu và không thể hiện được nguyên nhân.
Đo tốc độ lắng của máu là cách nhanh và an toàn để xác định một trường hợp nào đó có bị viêm hay không. Tuy nhiên chỉ số đo không đặc hiệu và không thể hiện được nguyên nhân.

Xét nghiệm CRP

Xét nghiệm CRP là kỹ thuật đo lường lượng protein phản ứng C trong máu. Kỹ thuật này dựa trên cơ chế hoạt động của cơ thể khi bị tổn thương. Protein phản ứng C trong máu là một loại glycoprotein được gan sản xuất khi các mô trong cơ thể bị phá hủy bởi tình trạng viêm cấp tính. Nghĩa là, với người bình thường, kết quả xét nghiệm máu sẽ không có protein phản ứng C.

Nếu một người nào đó bị viêm thì chỉ số CRP sẽ tăng trong vòng 6 giờ. Kết quả xét nghiệm này giúp các bác sĩ chẩn đoán cơ thể có bị viêm hay không trước khi các dấu hiệu lâm sàng thể hiện rõ ra bên ngoài.

Bên cạnh đó, so với cách đo tốc độ lắng của máu thì CRP cũng sẽ phát hiện ra viêm sớm hơn. Ngoài ra, kết quả của CRP không ảnh hưởng bởi sự thay đổi của globulin máu và hematocrit. Do đó, nó có thể áp dụng cho những người có hai chỉ số này không ổn định.

Kháng thể kháng nhân (ANA: Antinuclear Antibody)

Kỹ thuật xét nghiệm này được sử dụng để phân biệt viêm khớp dạng thấp với các bệnh lý khác về xương khớp hoặc lupus ban đỏ. Kháng thể kháng nhân sẽ được xét nghiệm thông qua mẫu huyết thanh của người bệnh. Các bác sĩ quan sát nó dưới một loại kính hiển vi đặc biệt.

Có đến 95% bệnh nhân bị bệnh lupus ban đỏ nếu ANA được tìm thấy trong huyết thanh (ANA dương tính). Trong khi đó, chỉ có khoảng 50% trường hợp ANA dương tính là mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Kết hợp xét nghiệm kháng thể kháng nhân với một số kỹ thuật xét nghiệm đặc hiệu, cơ bản và các dấu hiệu lâm sàng, kết quả chẩn đoán bệnh sẽ chính xác hơn.

Anti DNA và Anti Smith

Để có thêm cơ sở khẳng định người bệnh có bị lupus hay không, các bác sĩ sẽ kiểm tra sự hiện diện của Anti DNA hoặc Anti Smith. Hầu hết các trường hợp bị bệnh đều có sự tạo thành 2 kháng thể này. Nói cách khác, nếu kết quả ANA dương tính và xét nghiệm thấy sự hiện diện của Anti DNA hoặc Anti Smith thì khả năng người đó bị lupus là gần như chắc chắn.

Xét nghiệm tế bào ngoại vi

Một số trường hợp sau khi đã có kết luận chắc chắn về viêm khớp dạng thấp, có thể người bệnh sẽ thực hiện thêm xét nghiệm tế bào ngoại vi. Kỹ thuật này còn được gọi là “đếm tế bào máu” (Complete blood count – CBC). Mục đích là xác định tình trạng bệnh đã chuyển sang biến chứng hay chưa. Bởi một trong những biến chứng của bệnh là sự suy giảm số lượng tiểu cầu.

Về bản chất, lượng tiểu cầu suy giảm không phải biến chứng trực tiếp do bệnh gây ra. Tuy nhiên, nó rất hay thường gặp. Bởi khá nhiều người lạm dụng thuốc chữa viêm khớp dạng thấp. Và tác dụng của nó rất dễ dẫn đến tình trạng này.

Bên cạnh đó, bằng kỹ thuật xét nghiệm tế bào ngoại vi, các bác sĩ sẽ đánh giá được tổng thể về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Đồng thời, nếu họ đang bị các bệnh về máu, nhiễm trùng hoặc thiếu máu cũng sẽ được phát hiện nhờ kỹ thuật này. Vì thế, xét nghiệm tế bào ngoại vi rất có ý nghĩa trong điều trị bệnh lâu dài.

Kết quả đếm số lượng tiểu cầu sẽ kết hợp với các triệu chứng lâm sàng để kết luận người nào đó có bị suy giảm tiểu cầu hay không. Các biểu hiện này thường là dễ bị bầm tím; máu khó đông lại dù vết thương nhỏ; hay bị chảy máu cam và máu chân răng; xuất hiện máu khi đại tiện hoặc tiểu tiện.

Xét nghiệm tế bào ngoại vi trong máu vừa xác định được tình trạng viêm vừa đánh giá được tổng thể sức khỏe của người bệnh.
Xét nghiệm tế bào ngoại vi trong máu vừa xác định được tình trạng viêm vừa đánh giá được tổng thể sức khỏe của người bệnh.

Kiểm tra chức năng của phổi và thận

Mục đích kiểm tra chức năng của phổi là thận chủ yếu là xác định tình trạng bệnh viêm khớp dạng thấp nặng hay nhẹ. Nguyên nhân là biến chứng của bệnh có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan này.

Cụ thể, người ta tính toán rằng có khoảng 20% số người bị viêm khớp dạng thấp sẽ bị mắc bệnh phổi mạn tính. Các dấu hiệu lâm sàng đi kèm thường là khó thở, ho và đau ở ngực kéo dài. Bên cạnh đó, một số trường hợp có thể bị sốt và sụt cân.

Còn ở thận, biến chứng của viêm khớp dạng thấp ít tác động. Tuy nhiên, một số loại thuốc điều trị bệnh dùng không đúng cách có thể gây suy thận. Do đó, chỉ định xét nghiệm ở thận thường dùng khi mắc bệnh lâu ngày không điều trị và có dấu hiệu chuyển nặng.

Đo điện tâm đồ

Tương tự như mục đích kiểm tra hoạt động của phổi và thận, đo điện tim đồ cũng nhằm xác định viêm khớp dạng thấp có chuyển sang biến chứng hay chưa. Trong khá nhiều những nghiên cứu gần đây, người ta phát hiện ra rằng viêm khớp dạng thấp làm tăng nguy cơ mắc bệnh về tim. Đặc biệt là bệnh mạch vành và suy tim tắc nghẽn.

Ngoài ra, trong một số trường hợp điều trị viêm khớp dạng thấp cần đến phẫu thuật thì việc đo điện tim đồ sẽ giúp các bác sĩ xác định rõ tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Đồng thời, họ cũng sẽ chủ động hơn trong quá trình thực hiện ca mổ.

Biến chứng liên quan đến tim khá thường gặp ở người bị viêm khớp dạng thấp. Do đó, đo điện tâm đồ sẽ giúp bác sĩ xác định bệnh đã chuyển nặng hay chưa.
Biến chứng liên quan đến tim khá thường gặp ở người bị viêm khớp dạng thấp. Do đó, đo điện tâm đồ sẽ giúp bác sĩ xác định bệnh đã chuyển nặng hay chưa.

Kết hợp xét nghiệm với các dấu hiệu lâm sàng chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Như đã trình bày, kết quả xét nghiệm dùng chẩn đoán viêm khớp dạng thấp dù có sự can thiệp của các thiết bị y khoa hiện đại nhưng vẫn cần đến các dấu hiệu lâm sàng. Những dấu hiệu này không những là căn cứ ban đầu để chẩn đoán bệnh mà còn là cơ sở để các bác sĩ đánh giá bệnh tình. Đồng thời, nó còn giúp phân biệt viêm khớp dạng thấp với một số tình trạng viêm nhiễm khác. Cụ thể là:

  • Cứng khớp vào buổi sáng khi ngủ dậy: Tình trạng này thường chỉ kéo dài khoảng 1 giờ đồng hồ nhưng thường xuyên lặp lại;
  • Triệu chứng viêm: Từ 3 khớp trở lên và có thể quan sát bằng mắt. Các khớp viêm có tính chất đối xứng (xảy ra ở cả bên trái và bên phải). Trong các khớp bị viêm, có ít nhất 1 khớp ở bàn tay. Đồng thời, tình trạng viêm kéo dài từ 1 tuần trở lên;
  • Xuất hiện hạt dưới da: Các hạt này cứng, kích thước từ 5 -15mm và có thể nhìn thấy bằng mắt. Nó không gây đau và không có khả năng di chuyển. Vị trí thường xuất hiện là khuỷu tay, cổ tay và đầu gối.
Biểu hiện lâm sàng của viêm khớp dạng thấp thường xuất hiện tại các khớp tay. Các biện pháp xét nghiệm dùng chẩn đoán viêm khớp dạng thấp không thể chính xác nếu không kết hợp cùng các dấu hiệu lâm sàng.
Các biện pháp xét nghiệm dùng chẩn đoán viêm khớp dạng thấp không thể chính xác nếu không kết hợp cùng các dấu hiệu lâm sàng.

Ngoài các biểu hiện lâm sàng thường gặp ở trên, viêm khớp dạng thấp còn có thể khiến da người bệnh bị xanh xao, gây thiếu máu, sốt và mệt mỏi. Thông thường, các dấu hiệu này chỉ xuất hiện khi bệnh đã chuyển nặng.

Xem thêm: 7 tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp chính xác nhất

XEM THÊM

Ngày Cập nhật 05/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *