Khi Xét Nghiệm Viêm Gan B Có Cần Nhịn Ăn Không?

Xét nghiệm viêm gan B là việc làm cần thiết để phát hiện bệnh kịp thời và có phương pháp điều trị hiệu quả. Một số thủ tục xét nghiệm yêu cầu người bệnh nhịn ăn trước khi thực hiện, điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm nếu bệnh nhân không tuân thủ tốt. Bài viết thông tin về vấn đề xét nghiệm viêm gan B có cần nhịn ăn không và những lưu ý để người bệnh chuẩn bị trước.

Đi xét nghiệm viêm gan B có cần nhịn ăn không?
Xét nghiệm viêm gan B là bước cần thiết để tâm soát nguy cơ nhiễm virus viêm gan B

Xét nghiệm viêm gan B giúp bác sĩ đưa ra đánh giá về tình trạng sức khỏe bệnh nhân, cũng như kiểm soát được diễn biến của bệnh. Xét nghiệm đồng thời cũng cho thấy lượng virus cũng như số lượng virus đang tăng lên hay giảm đi. Từ đó người bệnh sẽ nhận được phác đồ điều trị bệnh phù hợp với bệnh lý

Đối với những người chỉ mới nghi ngờ nguy cơ mắc bệnh viêm gan B. Việc xét nghiệm bệnh sớm có thể giúp nhận diện virus viêm gan B khi chúng bắt đầu xâm nhập vào cơ thể. Và từ đó có thể ngăn chặn được quá trình chuyển biến của bệnh sang giai đoạn nặng.

Khi nào nên đi xét nghiệm viêm gan B?

Những dấu hiệu viêm gan B thường khó nhận biết và không có những biểu hiện đặc trưng. Người bệnh cần chủ động theo dõi sức khỏe và đưa ra phán đoán sớm để thăm khám và kiểm soát bệnh lý kịp thời. Ở giai đoạn đầu nhiễm virus viêm gan B, người bệnh sẽ có những triệu chứng cơ bản sau:

  • Sốt: Sốt cao là biểu hiện đầu của bệnh viêm gan B cấp tính, thông thường cơn sốt có thể diễn biến từ nhẹ thế nặng, nhưng đa số các trường hợp đều bị sốt thất thường vào buổi chiều.
  • Mệt mỏi, chán ăn:  Ở những người bệnh viêm gan B giai đoạn đầu thường có cảm giác mệt mỏi và mất khẩu vị trong ăn uống, chán ăn, sụt cân. Ở mỗi cá thể, triệu chứng tồn tại ở những mức độ khác nhau. Hầu hết các bệnh nhân mới bị viêm gan B giai đoạn đầu thường chỉ có triệu chứng mệt mỏi là duy nhất.
  • Rối loạn tiêu hóa: Chức năng gan cũng tham gia vào hoạt động tiêu hóa, vì thế người bệnh có thể cảm nhận tình trạng đầy bụng, khó tiêu, đi ngoài phân lỏng, nát khi bị viêm ga. Bệnh nhân viêm gan B kèm theo ứ mật nặng thì phân sẽ bị bạc màu.
  • Nước tiểu vàng: Nước tiểu vàng là dấu hiệu nhận biết viêm gan B khá rõ rệt, có nhiều bệnh nhân thường chỉ xuất hiện triệu chứng mệt mỏi và nước tiểu có màu vàng khi mắc bệnh giai đoạn đầu.
  • Vàng da: Mặc dù vàng da là triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm gan B, tuy nhiên nếu bạn đã nhận thấy biểu hiện này thì có thể bệnh lý đã tiến triển đến mức nghiêm trọng.
  • Đau tức vùng gan: Nếu như người bệnh có biểu hiện đau tức vùng bụng trên bên phải, điều này có thể là dấu hiệu nghi ngờ của viêm gan B.

Một số dấu hiệu khác có thể không được đề cập trong bài viết. Để đảm bảo, người bệnh cần chủ động liên hệ với bác sĩ điều trị nếu trong gia đình có bệnh sử viêm gan B hoặc có một trong những biểu hiện kể trên.

Đi xét nghiệm viêm gan B có cần nhịn ăn không?

Đi xét nghiệm viêm gan B có cần nhịn ăn không?
Khi xét nghiệm viêm gan B không bắt buộc bạn phải nhịn ăn

Theo thông tin từ chuyên gia bác sĩ thì xét nghiệm viêm gan B không giống như các xét nghiệm sinh hóa khác. Xét nghiệm không đòi hỏi người bệnh phải để bụng đói. Do đó trước khi tiến hành xét nghiệm người bệnh vẫn có thể ăn uống bình thường. Ngược lại việc nhịn đói và để cơ thể trong trạng thái mệt mỏi có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Viêm gan B là bệnh viêm gan do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Vi khuẩn HBV lưu hành trong máu và chúng phát triển âm thầm. Nếu như nghi ngờ bị nhiễm HBV, người bệnh cần làm 2 xét nghiệm tối thiểu là xét nghiệm HBsAg và xét nghiệm anti-HBs.

Trong đó xét nghiệm HBsAg đem lại kết quả chính xác về khả năng người bệnh có bị nhiễm hay không, và xét nghiệm anti-HBs đưa ra đánh giá cơ thể người bệnh đã được bảo vệ hay chưa. Nếu như cả hai xét nghiệm này đều có kết quả âm tính thì người làm xét nghiệm mới chích ngừa.Còn HBsAg (-), antiHBs (+) có nghĩa là bệnh nhân đã nhiễm viêm gan B nhưng cũng đã khỏi bệnh. Trường hợp này không cần thiết phải chích ngừa.

Ngoài ra một số xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B khác cũng được thực hiện nếu như kết quả HBsAg và  anti-HBs gây phân vân. Các xét nghiệm này gồm có: 

  • Xét nghiệm kiểm tra chức năng gan

Các xét nghiệm chức năng gan bao gồm 5 hạng mục. Nếu người bệnh đã bị bệnh viêm gan B, phương pháp này sẽ được thực hiện để đánh giá hoạt động của người bệnh cũng như mức độ tổn thương của gan. Từ những đánh giá này là bác sĩ mới đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả cho từng bệnh nhân.

Đối với xét nghiệm chức năng gan, người bệnh cần để bụng trống trong khoảng từ 8 đến 12 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm. Nếu như bụng no, hoặc có nhiều dầu mỡ, lẫn cafein hoặc cồn trong máu sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

  • Phương pháp siêu âm

Siêu âm gan là phương pháp chẩn đoán viêm gan B đòi hỏi người bệnh nhịn ăn trước khi thực hiện. Nếu được xác định cần siêu âm gan, bệnh nhân chỉ được uống một ít nước. Uống nhiều nước cũng sẽ gây khó khăn cho việc các bác sĩ xác định hình ảnh của gan. Thời gian ăn ít nhất là 4 tiếng trước khi siêu âm.

  • Sinh thiết gan

Đối với phương pháp xét nghiệm sinh thiết gan đòi hỏi người bệnh phải ăn no để túi mật được co bóp. Yêu cầu này sẽ làm giảm được nguy cơ chọc nhầm vào túi mật nhưng trong khi sinh thiết bệnh nhân có thể bị nôn ói. Vì thế ở những người có khuynh hướng dễ nôn có thể không ăn khi thực hiện xét nghiệm này.

Lưu ý giúp xét nghiệm viêm gan B cho kết quả chính xác

Đi xét nghiệm viêm gan B có cần nhịn ăn không?
Khi xét nghiệm viêm gan B người bệnh cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ xét nghiệm

Những yêu cầu trước khi xét nghiệm được đề cập từ bác sĩ cần được thực hiện đúng. Điều này nhằm đảm bảo mang lại kết quả xét nghiệm viêm gan B chính xác nhất. Một số lời khuyên được đưa ra để đảm bảo tính chính xác của xét nghiệm viêm gan B là:

  • Nên thực hiện các xét nghiệm vào buổi sáng do đây là thời điểm máu nguyên chất nhất, điều này sẽ đưa ra kết quả tốt nhất. 
  • Người bệnh sau khi xét nghiệm buổi sáng có thể lấy kết quả trong ngày. Trong trường hợp xét nghiệm buổi chiều có thể bạn phải chờ lấy kết quả xét nghiệm vào ngày hôm sau.
  • Người bệnh tuyệt đối không uống rượu, bia, các đồ uống có cồn hay sử dụng chất kích thích, thức uống có ga, dùng thuốc trước khi làm xét nghiệm 4 – 6 tiếng.
  • Nên tìm hiểu các địa chỉ xét nghiệm uy tín, có đủ hệ thống cơ sở vật chất, đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp và chuyên môn cao trong lĩnh vực thăm khám và điều trị bệnh liên quan đến gan.

Những thông tin về vấn đề “Đi xét nghiệm viêm gan B có cần nhịn ăn không?” được đề cập trong bài viết trên hi vọng có thể giúp đọc giả hiểu rõ hơn về quy trình xét nghiệm viêm gan B. Để nhận được những hỗ trợ khi thăm khám, người bệnh nên đến bệnh viện sớm để được giúp đỡ chẩn đoán sớm trong ngày.

Bài viết tổng hợp thông tin mang tính tham khảo. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế điều trị từ bác sĩ.

Ngày Cập nhật 20/12/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *