Bà Bầu Có Nên Nhổ Tóc Bạc Không? Lời Khuyên Từ Bác Sĩ

Bà bầu có nên nhổ tóc bạc không là một trong những thắc mắc của không ít phụ nữ mang thai. Theo khuyến cáo của chuyên gia, bà bầu không nên nhổ tóc bạc hay có các hành vi làm đen tóc. Bởi điều này có khả năng làm ảnh khá lớn đến sức khỏe của bản thân và cả con trẻ. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn vấn đề này.

Bà bầu có nên nhổ tóc bạc không? - Chuyên gia giải đáp thắc mắc
Bà bầu có nên nhổ tóc bạc không? – Chuyên gia giải đáp thắc mắc

Vì sao phụ nữ hay mọc tóc bạc khi mang thai?

Trong suốt quá trình mang thai, cơ thể của người phụ nữ có khá nhiều sự thay đổi, từ ngoại hình đến vóc dáng và cả mái tóc. Đối với cơ thể của người bình thường, mái tóc thường trải qua 3 giai đoạn chính: phát triển, nghỉ ngơi và rụng. Trung bình mỗi ngày có thể rụng khoảng 100 sợi tóc. Tuy nhiên, khi mang thai, nội tiết tố của cơ thể bị thay đổi cùng với chế độ sinh hoạt có thể làm thay đổi chu kỳ của tóc. Các sợi tóc sẽ phát triển liên tục và ở lại trên da đầu nên ít xảy ra hiện tóc tóc gãy rụng nhiều. Thậm chí, một số trường hợp khác, mẹ bầu có thể cảm nhận đường kính của sợi tóc còn lớn hơn bình thường.

Nhiều phụ nữ cảm thấy tóc mình bị thay đổi khá nhiều trong suốt quá trình mang thai. Thông thường, mái tóc đen được quy định bởi các sắc tố melanin. Do những sự thay đổi khi mang thai, quá trình sản sinh melanin của tế bào melanocyte ở nang tóc dẫn đến hiện tượng tóc bạc, tóc có màu nhạt hơn hoặc chuyển sang màu nâu hay màu trắng.

Khi mang thai, quá trình sản sinh melanin của tế bào melanocyte ở nang tóc dẫn đến hiện tượng tóc bạc hoặc tóc có màu nhạt hơn
Khi mang thai, quá trình sản sinh melanin của tế bào melanocyte ở nang tóc dẫn đến hiện tượng tóc bạc hoặc tóc có màu nhạt hơn

Ngoài yếu tố nội tiết tố của cơ thể bị thay đổi, còn nhiều yếu tố khác cũng tác động không kém dẫn đến tóc bạc khi mang thai. Điển hình:

Với cơ chế tác động toàn diện cùng các dòng sản phẩm đặc trị, Nhất Nam Hoàn Nguyên Bì mang đến một quy trình trị mụn trứng cá HIỆU QUẢ CAO - NGỪA TÁI PHÁT và được chuyên gia trên VTV2 KHUYÊN DÙNG.

– Tóc bạc khi mang thai do yếu tố tâm lý:

Xuyên suốt khoảng thời gian mang thai, chị em phụ nữ thường khá nhạy cảm và có nhiều suy nghĩ lo lắng hơn bình thường. Những lo lắng thường tập trung cho gia đình, công việc, thai nhi,… đã khiến cho các bà mẹ  thường xuyên lo âu và căng thẳng. Và đây cũng chính là nguyên nhân điển hình gây ra tình trạng tóc bạc khi mang thai. Khi tinh thần bị căng thẳng nhiều lần sẽ làm tăng sinh nhiều yếu tố oxy hóa mạnh trong cơ thể, chủ yếu là hydroperoxide. Việc tích tụ ngày một nhiều ở mái tóc sẽ làm phá hủy sắc tố melanin và khiến tóc bạc xuất hiện mạnh mẽ.

Bên cạnh đó, ở những bà bầu thường xuyên bị ốm nghén khi về đêm gây mất ngủ có thể khiến cơ thể phải tiết hàng hoạt các chất để giúp cơ thể thích ứng. Tình trạng này nếu bị kéo dài liên tục, cơ thể của người mẹ rất dễ bị suy nhược, ốm yếu và làm cho số lượng tế bào melanocyte ở nang tóc bị cạn kiệt, từ đó gây ra hiện tượng tóc bạc khi mang thai.

Mặt khác, khi cơ thể rơi vào trạng thái stress sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất, máu lưu thông kém. Lúc này, cơ thể không cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng nuôi tóc khiến chúng bị yếu đi, từ đó gây ra hiện tượng tóc gãy rụng nhiều và thúc đẩy quá trình lão hóa nhanh.

Yếu tố tâm lý tác động không hề nhỏ đến sức khỏe và tinh thần, từ đó có thể gây ra hiện tượng tóc bạc sớm
Yếu tố tâm lý tác động không hề nhỏ đến sức khỏe và tinh thần, từ đó có thể gây ra hiện tượng tóc bạc sớm

– Tóc bạc khi mang thai do cơ thể thiếu một số dưỡng chất cho mái tóc:

Dân gian thường bảo rằng, phụ nữ mang thai không chỉ ăn để nuôi 1 người mà nuôi thêm người khác là do. Phần lớn, các dưỡng chất được dung nạp vào cơ thể của người mẹ tập trung để nuôi dưỡng thai nhi. Điều này có thể khiến cơ thể của người mẹ bị hao hụt một số chất dinh dưỡng. Nhất là thiếu hụt chất sắt làm cho máu tuần hoàn đến nang tóc không đủ. Từ đó khiến tóc bị yếu, dễ gãy rụng và bạc sớm.

Bên cạnh đó, do việc kiêng cữ nhiều thứ trong khoảng thời gian mang thai có thể khiến cơ thể bị thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất khác như vitamin nhóm B, vitamin H, vitamin D, đồng, kẽm,… cũng có thể dẫn đến tình trạng tóc bạc sớm.

Cơ thể thiếu sụt chất sắt khi mang thai không chỉ gây chóng mặt, hoa mắt mà còn khiến tóc yếu đi và mọc tóc bạc
Cơ thể thiếu sụt chất sắt khi mang thai không chỉ gây chóng mặt, hoa mắt mà còn khiến tóc yếu đi và mọc tóc bạc

Tóc bạc khi mang thai không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng có khả năng làm ảnh hưởng đến tâm lý của các bà bầu. Nhiều sợi tóc màu trắng xen lẫn với tóc đen có thể khiến bà bầu lo lắng và kém tự tin khi xuất hiện trước đám đông. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tình trạng trầm cảm. Do đó, bà bầu cần có những giải pháp tích cực để thay đổi tình trạng này.

Bà bầu có nên nhổ tóc bạc không? – Giải đáp thắc mắc

Bà bầu có nên nhổ tóc bạc không là một trong những thắc mắc của không ít bà bầu khi mắc phải. Sau khoảng thời gian nghiên cứu và chứng minh, các chuyên gia hàng đầu cho biết, phụ nữ không nên nhổ tóc bạc trong quá trình mang thai và cả khi không mang thai. Đối với các trường hợp tóc màu trắng xuất hiện vài cọng, bạn hoàn toàn có thể loại bỏ chúng thông qua việc nhổ bỏ. Nhưng với trường hợp tóc bạc xuất hiện với số lượng nhiều và phân bố rộng rãi trên da đầu thì nhổ bỏ không phải là giải pháp tốt nhất.

Các chuyên gia y tế hàng đầu còn dẫn chứng thêm một số tác hại khó ngờ của việc nhổ tóc bạc như:

  • Hói đầu: Do việc kéo và giật tóc đã sẽ khiến cho cho cả nang tóc và da đầu bị tổn thương. Việc nhổ tóc bạc cũng không ngoại lệ. Không những vậy, nhổ tóc thường xuyên còn làm phá vỡ các dây thần kinh và các mạch máu nhỏ ở dưới nang tóc. Hơn thế nữa, việc nhổ tóc bạc quá nhiều sẽ khiến tóc mọc chậm, ngày càng thưa dần đi, từ đó gây nên tình trạng hói đầu;
  • Tóc bạc nhanh và nhiều hơn: Tóc bạc là do melanin không được duy trì ở tế bào chân tóc. Cơ thể càng có ít melanin thì đồng nghĩa với việc tóc nhanh bạc đi. Đồng thời, khi các tế bào sắc tố trong nang tóc đã chết thì nhổ hết tóc bạc thì tóc mới mọc lên không thể đen trở lại;
  • Da đầu nổi mụn nhọt: Việc nhổ tóc bạc đã vô tình làm mất đi lớp màng mỏng bao quanh lấy tóc. Lớp màng này có tác dụng định hướng mọc cho các sợi tóc. Nếu lớp màng này bị phá vỡ có thể khiến tóc mọc ngược vào trong, gây ngứa khó chịu. Lâu ngày có thể xuất hiện các mụn nhọt.
Việc nhổ tóc bạc có thể khiến bà bầu bị hói đầu nếu hành vi này lặp lại thường xuyên
Việc nhổ tóc bạc có thể khiến bà bầu bị hói đầu nếu hành vi này lặp lại thường xuyên

Trên thực tế, nhổ tóc bạc chỉ là biện pháp tạm thời và hầu như không lại ích lợi gì cho việc giúp tóc đen trở lại. Việc xuất hiện vài sợi tóc bạc không phải là vấn đề đáng lo lắng, do đó, bà bầu không nên nhổ bỏ tóc bạc nếu không mong muốn gặp phải các hệ lụy trên.

Bà bầu nhuộm tóc trị loại bỏ tóc bạc được không?

Nhuộm tóc là giải pháp mà nhiều bà bầu hướng đến để loại bỏ tóc bạc nếu không được phép nhổ bỏ. Nhuộm đen tóc hay nhuộm tóc có màu tuy làm che đi những sợi tóc màu trắng nhưng cách làm này có tác động không hề nhỏ đến sức khỏe của thai nhi. Nhiều tài liệu cho biết, phụ nữ trong khi mang thai hoặc chuẩn bị mang thai mà nhuộm tóc thì thai nhi có nguy cơ mắc bệnh ung thư lớn hơn gấp 10 lần so với người không nhuộm tóc. Chính vì sự nguy hiểm này, bà bầu bị tóc bạc sớm cần xem xét lại quyết định nhuộm tóc để che đi tóc bạc của mình.

Không dừng lại ở đó, nhuộm tóc còn để lại nhiều tác hại khác mà không phải ai cũng đều biết rõ. Đó có thể là các tác hại sau:

  • Ảnh hưởng đến nội tiết tố: Trong thuốc nhuộm tóc thường có chứa chất Alkylphenol ethoxylate (APE) – đây là một chất thường có trong thuốc trừ sâu. Chất này nếu được hấp thụ vào cơ thể có thể gây rối loạn nội tiết tố;
  • Gây nhức đầu: Trong thuốc nhuộm còn chứa chất Isopropyl alcohol. Chất này có thể gây ra tình trạng đau đầu, nghiêm trọng hơn có thể gây ra chứng trầm cảm;
  • Ảnh hưởng đến da đầu và mắt: Một số loại thuốc nhuộm có chứa thành phần gây kích ứng da đầu và làm đỏ mắt. Đối với những đối tượng có làn da nhạy cảm với thuốc nhuộm rất dễ bị kích ứng, gây ngứa ngáy, thậm chí lở loét da;
  • Nhuộm tóc có thể gây ung thư: Theo nghiên cứu của nhà khoa học cho biết, người nhuộm tóc nhiều rất dễ có nguy cơ mắc ung thư hạch (một dạng ung thư tấn công vào hệ bạch huyết) so với người không sử dụng. Bên cạnh đó, chất hóa học Para  -phenylenediamine (PPED) trong thuốc nhuộm có thể gây bệnh ung thư vú hoặc ung thư bàng quang.
Để tránh làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, bà bầu tuyệt đối không được nhuộm tóc khi tóc bạc xuất hiện xen lẫn sợi tóc đen
Để tránh làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, bà bầu tuyệt đối không được nhuộm tóc khi tóc bạc xuất hiện xen lẫn sợi tóc đen

Làm thế nào để loại bỏ các sợi tóc bạc khi mang thai?

Có rất nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề loại bỏ sợi tóc bạc khi mang thai thay vì nhổ bỏ. Nhiều chuyên gia cho rằng, bà bầu nên tránh tuyệt đối các loại thuốc nhuộm. Trong khi đó, thiểu số lại cho rằng bà bầu hoàn toàn có thể nhuộm tóc nhưng cần kiêng cữ trong 3 tháng đầu để tránh làm ảnh hưởng đến thai nhi. Thay vì nhuộm toàn bộ tóc, bà bầu có thể sử dụng thuốc nhuộm ở phần ngọn tóc và tránh nhuộm chân tóc.

Đối với việc uốn hay duỗi tóc, bà bầu cần tuyệt đối kiêng cữ. Bởi những hóa chất được sử dụng thường chứa một lượng lớn formaldehyde. Đây là một chất độc có thể gây biến dị các nhiễm sắc thể, có khả năng cao tác động tiêu cực cho bào thai.

Bên cạnh đó, bạn cần kiểm tra sản phẩm tắm gội đang sử dụng có thật sự an toàn cho sức khỏe của người phụ nữ mang thai. Nếu không phù hợp, bạn nên nhanh chóng thay đổi. Lời khuyên từ chuyên gia hàng đầu, bà bầu nên sử dụng sản phẩm tắm gội chuyên dụng hoặc được chiết xuất từ các loại thảo dược lành tính thay vì sử dụng sản phẩm có chứa nhiều chất tẩy rửa mạnh.

Ngoài ra, điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học và xây dựng lối sinh hoạt lành mạnh cũng chính là biện pháp giúp kìm hãm quá trình mọc tóc bạc khi mang thai. Không những vậy, nhiều bà bầu còn cắt ngắn tóc và cột gọn lại thay đổi diện mạo cũng như che bớt những sợi tóc bạc đang len lỏi với nền đen. Điều này còn tạo sự thuận lợi cho quá trình sinh nở và chăm sóc con trẻ khi chào đời.

Các giải pháp ngăn ngừa bạc tóc khi mang thai

Như vừa được đề cập, phụ nữ không nên nhổ tóc bạc khi mang thai cũng như nhuộm tóc hay có hành vi làm đẹp tóc. Thay vào đó, các bà bầu cần điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sinh hoạt hằng ngày sao cho phù hợp để ngăn chặn tóc bạc. Điều này còn giúp nâng cao sức khỏe của người mẹ và giúp thai nhi được phát triển một cách toàn diện. Dưới đây là một số lời khuyên của chuyên gia dành cho các bà bầu:

1. Giải tỏa căng thẳng và mệt mỏi

Chị em phụ nữ nên chuẩn bị tâm lý luôn sẵn sàng và thư thái để đối diện với mọi chuyện xảy ra trong 9 tháng 10 ngày. Nhất là đối tượng lần đầu mang thai, vẫn còn nhiều bỡ ngỡ.

Trước hết, bà bầu nên có một tinh thần khỏe mạnh, thư thái và tránh bị căng thẳng quá nhiều thông qua việc tâm sự hay chia sẻ với người chồng hoặc người thân của mình. Bên cạnh đó, bạn cũng nên một chút thời gian để thư giãn cơ thể và đầu óc sau một ngày làm việc áp lực thông qua việc luyện tập thể dục, nghe những bản nhạc yêu thích, trồng cây, nấu ăn hay tán gẫu cùng bạn bè. Điều này sẽ giúp tâm trạng trở nên tốt hơn, từ đó giúp hạn chế tình trạng tóc bạc.

Bà bầu nên dành nhiều thời gian cho bản thân thông qua việc tập yoga, ngồi thiền, đọc sách mỗi ngày để giải tỏa căng thẳng
Bà bầu nên dành nhiều thời gian cho bản thân thông qua việc tập yoga, ngồi thiền, đọc sách mỗi ngày để giải tỏa căng thẳng

2. Xây dựng thực đơn đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho mái tóc

Mặc dù chị em phụ nữ cần kiêng cữ một số thực phẩm trong khoảng thời gian mang thai nhưng cũng cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống đủ dưỡng chất dinh dưỡng để đảm bảo cho sức khỏe của bản thân và sự phát triển của thai nhi.

Trong khẩu phần ăn mỗi ngày, bà bầu nên chú ý bổ sung thêm các thực phẩm có chứa các dưỡng chất tốt cho mái tóc. Nhất là các loại rau có màu xanh đậm, thực phẩm này có chứa nhiều chất sắt và acid folic, chẳng hạn như: bông cải xanh, rau mồng tơi, măng tây, rau bina,… Song song, tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin nhóm B, vitamin A, vitamin C, vitamin E và các khoáng chất khác có trong củ quả, trái cây, các loại đậu, thịt nạc, cá, trứng, sữa,…

Bên cạnh đó, bà bầu nên đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để cân bằng điện giải của cơ thể cũng như cung cấp độ ẩm cho mái tóc, giúp tóc phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra, bà bầu có thể bổ sung thêm các loại đồ uống từ hoa quả, rau củ. Các loại đồ uống này không chỉ cung cấp lượng nước mà còn bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất thiết yếu khác.

Bổ sung cho cơ thể nhiều thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất, nhất là thực phẩm có màu xanh đậm
Bổ sung cho cơ thể nhiều thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất, nhất là thực phẩm có màu xanh đậm

3. Điều chỉnh lối sinh hoạt hằng ngày

Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, bà bầu cũng cần điều chỉnh lối sinh hoạt hằng ngày sao cho phù hợp để không làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Tốt nhất, nên tạo thói đi ngủ đúng giờ, hạn chế sử dụng thiết bị thông minh nếu không cần thiết, cố gắng ngủ đủ giấc. Đặc biệt, không quá cố gắng làm việc để có đủ kinh phí nuôi con sau này. Một lối sống khoa học vừa giúp làm giảm căng thẳng mệt mỏi vừa giúp mái tóc chắc khỏe và ngăn ngừa tóc bạc sớm.

Bà bầu nên ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ để cải thiện sức khỏe và tránh cảm giác mệt mỏi
Bà bầu nên ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ để cải thiện sức khỏe và tránh cảm giác mệt mỏi

4. Chăm sóc mái tóc bằng các sản phẩm chuyên dụng

Vào những khoảng thời gian cuối, nhiều bà bầu thường trở nên lười gội đầu hay chăm sóc mái tóc thường xuyên. Một phần là do sức nặng của con trẻ khiến cơ thể kém linh hoạt, phần khác là lo sợ các sản phẩm sử dụng sẽ khiến thai nhi bị dị tật. Tuy nhiên, bà bầu không nên quá lo lắng, với nền kinh tế và y học ngày một phát triển đã cho ra đời nhiều sản phẩm chăm sóc da dầu và mái tóc cho bà bầu. Những sản phẩm này đều được nghiên cứu kỹ lưỡng từ khâu chọn thành phần đến sản xuất.

Việc gội đầu mỗi ngày không phải là giải pháp tốt nhất để làm sạch da đầu. Bà bầu chỉ nên gội đầu chừng 3 – 4 lần mỗi tuần. Có thể sử dụng thêm một số kem xả khác để giữ tóc luôn vào nếp và óng mượt.

Chăm sóc da đầu đều đặn mỗi tuần 3 - 4 lần bằng các sản phẩm dành riêng cho bà bầu
Chăm sóc da đầu đều đặn mỗi tuần 3 – 4 lần bằng các sản phẩm dành riêng cho bà bầu

5. Uống thực phẩm chức năng để ngăn chặn tình trạng tóc bạc

Đối với các trường hợp tóc bạc xuất hiện ngày một nhiều, bà bầu thường tìm đến một số thực phẩm chức năng để ngăn chặn tình trạng này. Trên thị trường hiện nay xuất hiện không ít các viên uống bổ trở được bào chế từ các loại thành phần có tác dụng bổ thận âm, ích tinh huyết, làm đen tóc và giúp mượt tóc. Bà bầu có thể tìm mua và sử dụng.

Tuy nhiên, trước khi sử dụng, bà bầu cần cân nhắc kỹ lưỡng. Bởi việc sử dụng thực phẩm chức năng có thể ít nhiều tác động đến sức khỏe của thai nhi. Do đó, bạn nên trao đổi thông tin này cùng với bác sĩ để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ.

Bà bầu uống thực phẩm chức năng ngăn chặn tình trạng tóc bạc sớm khi đã có sự cho phép của bác sĩ
Bà bầu uống thực phẩm chức năng ngăn chặn tình trạng tóc bạc sớm khi đã có sự cho phép của bác sĩ

Xuất hiện tóc bạc trong quá trình mang thai không phải là bệnh lý nghiêm trọng nhưng nó lại khiến không ít bà bầu tự tin và lo lắng về vẻ bề ngoài. Vì sức khỏe của bản thân và thai nhi, bà bầu chỉ cần cung cấp cho cơ thể đủ những dưỡng chất thiết yếu và có chế độ nghỉ ngơi phù hợp, không nên nhuộm hay sử dụng chất hóa học tác động lên da đầu. Nếu cần thiết, bà mẹ có thể áp dụng thường xuyên các mẹo vặt dân gian và hạn chế nhổ bỏ tóc bạc.

Những thông tin hữu ích cho bà bầu:

Ngày Cập nhật 06/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *