Bệnh Chàm Sữa: Nguyên Nhân Và Cách Điều trị Hiệu Quả, An Toàn

Bệnh chàm sữa xuất hiện ở trẻ ngay khi vừa mới sinh. Bệnh gây ảnh hưởng xấu tới làn da và sự phát triển của trẻ. Để phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả, cha mẹ nên có cho mình những kiến thức cần thiết sau đây.

Bệnh chàm sữa là gì? có lây không? 

Chàm sữa được biết với tên gọi khác là lác sữa, đây là hiện tượng viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh – một thể rất phổ biến của bệnh chàm. Bệnh thường xuất hiện với triệu chứng như mụn nước, chàm khô da ở các vùng da như má, da dầu, khuỷu tay, mắt cá chân…Trẻ thường có cảm giác ngứa ngáy, da bong tróc nứt nẻ.

Tỷ lệ trẻ mắc chàm sữa lên đến hơn 70%. Khoảng 90% trẻ đến 5-7 tuổi sẽ tự khỏi bệnh, chỉ một số ít trẻ phát triển bệnh đến tuổi trưởng thành.  Những vết chàm xuất hiện và xu hướng lan rộng ra các vùng da khác. Điều trị sai cách có thể khiến để lại sẹo, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này. 

Chàm sữa có lây lan không là vấn đề lo lắng của cha mẹ. Tuy đem lại nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhưng chàm sữa không lây lan qua đường tiếp xúc hay dùng chung đồ đạc. Cha mẹ trẻ có thể yên tâm trong việc chăm sóc trẻ mà không lo bệnh lan truyền sang người khác. Tuy vậy các vết chàm có khả năng lan rộng ra các vùng da khác và trở nặng hơn. 

Hình ảnh bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh
Hình ảnh bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Dấu hiệu bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh 

Bệnh thường xuất hiện trong giai đoạn trẻ từ 2 tháng tuổi tới 2-3 tuổi. Dấu hiệu ban đầu có thể nhận thấy là da trẻ khô ráp, xuất hiện những vảy nhỏ li ti. Tiến triển bệnh sẽ khiến làn da bị căng khô, những mảng da khô có màu đỏ. Vị trí xuất hiện là ở gần mắt, vùng da có nếp gấp như cổ tay, khuỷu chân, đầu gối… 

  • Chàm sữa ở mặt: mặt bé bị nổi các đám đỏ với các nốt hồng ban li ti hoặc mụn nước trắng nhỏ. Các mụn này có thể bị vỡ làm rỉ dịch sau đó đóng mày khiến cho bé ngứa dữ dội bị ngứa và thường đưa tay lên mặt gãi. Các tổn thương có thể lan rộng ra vùng da khác của trẻ. Chàm sữa khiến bé bị rát, các mảng da dày, khô, ráp, và dễ bị tróc vảy tạo ra các rãnh ngang – dọc trên da và có thể làm thay đổi màu da sau quá trình viêm kết thúc.

  • Chàm sữa quanh miệng: Triệu chứng bệnh khiến da quanh miệng bị khô cứng, nứt nẻ, lở loét, da môi thường xuyên bị bong tróc thậm chí bị nứt toác, gây chảy máu đau rát. Vùng da quanh miệng hoặc môi xuất hiện các nốt ban, tấy đỏ hoặc có hạt sần, mụn nước, có hiện tượng ngứa, đau rát. Khi này việc ăn uống của trẻ gặp khó khăn.

  • Chàm sữa ở cổ: Ban đầu, bé chỉ bị nổi một vài mẩn đỏ thông thường, rồi biến thành mụn nước, mụn nước vỡ ra rồi đóng vảy. Da bé sẽ trở nên khô, từng mảng vảy nhỏ li ti xuất hiện khiến bé vô cùng khó chịu. Khi chạm vào da bé sẽ có cảm giác thô ráp, sần sùi, không mịn màng.

Giai đoạn bệnh nặng các vết khô có thể chảy máu gây ngứa ngáy đau rát. Trẻ khi này có biểu hiện quấy khóc, biếng ăn. Cảm giác ngứa ngáy khiến trẻ cố chà mạnh để gãi, điều này có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng trên da. Một số trẻ có cơ địa nhạy cảm khiến tổn thương để lại sẹo xấu xí. 

Nguyên nhân gây bệnh 

Nguyên nhân gây ra chàm sữa được xác định gồm có:

  • Di truyền từ gia đình: Đối với trẻ có cha mẹ hoặc người thân trong gia đình có tiền sử cơ địa mắc các chứng dị ứng hay hen suyễn có nguy cơ mắc chàm sữa cao hơn. 

  • Do nguồn thức ăn của mẹ. Với trẻ sơ sinh, việc bú mẹ là nguồn dinh dưỡng chính. Nếu mẹ ăn nhiều đồ tanh, hải sản, chất đạm có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa cho bé bú. Điều này khiến trẻ có dấu hiệu dị ứng và chàm sữa xuất hiện.

  • Tác nhân môi trường: một số tác nhân từ bên ngoài như khói bụi, thời tiết, lông chó, mèo trong môi trường sống hoặc các đồ chơi của trẻ nếu không được vệ sinh kĩ cũng sẽ làm cho bé bị chàm sữa.

  • Hàng rào bảo vệ da của trẻ bị hư tổn: Hàng rào da có 2 chức năng quan trọng là lá chắn bảo vệ cơ thể khỏi các yếu tố bên ngoài môi trường và cân bằng độ ẩm. Khi hàng rào da hư tổn, các tác nhân bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào trong da gây viêm da, kích ứng da. 

Sữa mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến nguy cơ mắc bệnh của trẻ
Sữa mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến nguy cơ mắc bệnh của trẻ

Chàm sữa có tự khỏi không? Bao lâu thì khỏi?

Bệnh chàm sữa thông thường bệnh sẽ tự biến mất sau 2 tuổi. Khi này sức đề kháng cũng như hệ miễn dịch của trẻ ổn định hơn. Tuy nhiên thời gian mắc bệnh còn phụ thuộc vào cơ địa từng trẻ. Một số trường hợp sức đề kháng của trẻ yếu cũng như cách chăm sóc của cha mẹ chưa hợp lý khiến bệnh đeo bám trẻ đến lúc lớn. Bệnh chàm sữa khi này chuyển sang chàm thể tạng.

Bên cạnh đó những biến chứng của bệnh có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ. Cha mẹ không nên chủ quan mà cần phát hiện và điều trị cho con kịp thời.

Chàm sữa có để lại sẹo không? Có nguy hiểm không?

Chàm sữa xuất hiện trên làn da non nớt của trẻ cùng cảm giác đau rát ngứa ngáy. Trẻ thường đưa tay lên gãi hoặc chà mặt vào gối sẽ khiến mụn nước vỡ có thể để lại sẹo. Tùy cơ địa từng trẻ mà mức độ sẹo khác nhau. Tuy vậy nếu chăm sóc bé không đúng cách sẹo có thể theo bé đến lúc lớn.

Những chuyển biến của bệnh ngoài ảnh hưởng đến làn da còn làm bé  khó chịu, lười ăn, hay quấy khóc sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy, cha mẹ không nên chờ bệnh tự hết mà phải chủ động tìm các biện pháp điều trị cho bé càng sớm càng tốt.

Chăm sóc không đúng cách da trẻ có thể bị sẹo
Chăm sóc không đúng cách da trẻ có thể bị sẹo

Cách chữa bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh 

Khi các triệu chứng bệnh chàm sữa ở trẻ xuất hiện. Cha mẹ cần đưa trẻ đi kiểm tra để có được phác đồ điều trị hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, một vài biện pháp các phụ huynh có thể sử dụng để điều trị cho trẻ như: 

Cách chữa chàm sữa theo dân gian 

Một số loại lá cây, thảo dược quen thuộc được áp dụng vào việc điều trị bệnh cho trẻ. Phương pháp này có thể giúp làm giảm nhẹ triệu chứng. Cha mẹ có thể tham khảo:

  • Sử dụng lá ổi

– Chuẩn bị: Lá ổi, nước.

– Cách làm: Mẹ lấy lá ổi rửa sạch và để khô ráo. Sau đó mẹ đun sôi với nước trong khoảng 5-7 phút. Để nước hơi ấm và lau khô da cho trẻ, mẹ có thể kết hợp dùng với thuốc bôi chữa chàm do bác sĩ kê.

Lá ổi có khả năng giảm tình trạng bệnh của trẻ
Lá ổi có khả năng giảm tình trạng bệnh của trẻ
  • Chữa chàm sữa bằng lá trầu không

– Chuẩn bị một nắm lá trầu không. 

– Rửa sạch vò nát hoặc đem giã nhuyễn, chắt lấy nước. Dùng phần bã để đắt lên vùng da của trẻ từ 10-15 phút. Phần nước cốt vắt ra cha mẹ cũng có thể dùng bông thấm để xoa lên vùng chàm sữa của trẻ. Rửa sạch lại da trẻ bằng nước ấm sau đó. 

  • Chữa chàm sữa bằng dầu dừa 

– Chuẩn bị 1-2 thìa nhỏ dầu dừa. 

– Dùng dầu dừa như chất bôi trơn cho việc massage cho trẻ. Thao tác cần nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương da trẻ. Rửa lại da bé bằng nước ấm sau khi massage. 

  • Trị chàm sữa bằng lá trà xanh 

– Chuẩn bị: Một nắm lá trà xanh 

– Cách dùng: Mẹ lấy lá trà xanh và đun sôi. Sau đó để nước ấm và cho bé ngâm mình trong lá trà xanh. Tiếp mẹ lấy khăn lau nước trà xanh nhẹ lên vùng da bé bị chàm.

Với các cách làm này, phụ huynh cần thận trọng trong khâu chuẩn bị nguyên liệu phải tuyệt đối SẠCH (không dư lượng thuốc trừ sâu, không có lông sâu bọ). Nên để nguội mới dùng cho trẻ, tránh trường hợp bị phỏng. Trước khi áp dụng cần phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ y học cổ truyền để thực hiện đúng cách. Khi trẻ không có dấu hiệu tiến triển tốt sau 1 tuần sử dụng cần phải thăm khám bác sĩ để được áp dụng các cách điều trị khác phù hợp hơn.

Điều trị bằng thuốc Tây y 

Trường hợp bệnh tiến triển nặng,cần có sự can thiệp của y học vào phương pháp điều trị. Tây y vốn là thói quen chữa bệnh của nhiều gia đình. Việc sử dụng thuốc tân dược đặc biệt là với trẻ nhỏ cần hết sức thận trọng và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

Với mỗi mức độ của da, bác sĩ sẽ có những loại thuốc đặc trị riêng cho trẻ ví dụ như:

  • Thuốc bôi ngoài giúp sát khuẩn kháng viêm như methylen, clobetason… Dùng cho trường hợp chàm cấp tính có mụn nước và đóng vảy. Một số loại phổ biến: 
  • Thuốc trị chàm sữa eumovate: Thuốc hoạt động theo cơ chế tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh, ngăn chặn việc sản xuất các protein cần thiết để vi khuẩn phát triển.

  • Kem trị chàm sữa dexeryl: Giúp cung cấp độ ẩm cho da và hạn chế tình trạng da khô, hỗ trợ cải thiện triệu chứng chàm sữa ở bé.

  • Kem trị chàm sữa aveeno: Kem dưỡng ẩm cho bé chứa bột yến mạch dạng keo tự nhiên và chất làm mềm phong phú để làm dịu và giữ ẩm cho làn da khô và mỏng manh của bé.

  • Thuốc bôi chàm sữa eubos: Cấp ẩm cho da bé, làm giảm triệu chứng rôm sảy, chàm sữa.

  • Thuốc mỡ chứa corticoid, phối hợp với các dung dịch chứa acid salycilic dùng trong trường hợp chàm mạn tính, da khô, lớp sừng dày.

Với thuốc Tây y, dùng trong thời gian dài có thể gây nhờn thuốc cùng một số tác dụng phụ như khiến da bị bào mòn, trẻ có hiện tượng chóng mặt, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa… Do vậy tốt hơn hết cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Các loại thuốc bôi có chứa corticoid không dùng trong thời gian dài.

Cha mẹ cần cẩn trọng khi điều trị chàm sữa bằng thuốc tây cho trẻ
Cha mẹ cần cẩn trọng khi điều trị chàm sữa bằng thuốc tây cho trẻ

Chữa chàm sữa bằng Đông y 

Quan niệm của Đông y, bé mắc bệnh là do rối loạn chức năng của các cơ quan bên trong khiến cho hoạt động kém hiệu quả, tức là nội khí thấp khắc với phong thành độc tà mà gây nên bệnh chàm. Điều trị bệnh chàm sữa theo Đông y sẽ dựa trên hai nguyên tắc là : sơ phong thanh nhiệt trừ thấp và thanh nhiệt hóa thấp.

Bài thuốc 1: Dành cho thể cấp tính (loại thấp nhiệt) gồm: Sài đất 100g, bồ công anh 200g, cỏ mần trầu 20g, ké đầu ngựa 20g, kim ngân hoa 20g, cam thảo đất 20g, kinh giới 20g, thổ phục linh 20g.

Bài thuốc 2: Dùng cho thể phong nhiệt gồm 4g bạc hà, 8g phục linh, 8g thương truật, 8g bạch tiễn bì, 12g hoàng bá, 12g khổ sâm, 12g ngưu bàng tử, 12g hoàng liên, 12g mộc thông.

Dùng tất cả nguyên liệu trong 1 thang thuốc, sắc ra rồi cho bé uống nhiều lần trong ngày. Phương pháp này dùng cho trẻ từ trên 2 tuổi. Việc điều trị cần kiên trì để thuốc có tác dụng sâu. Cha me nên cho con tới cơ sở khám chữa bằng Đông y để được tư vấn chính xác.

Bé bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì? 

Khi trẻ có dấu hiệu chàm sữa, người mẹ đang cho con bú cần đặc biệt cẩn trọng trong việc ăn uống. Một số thực phẩm mẹ bỉm sữa nên tránh:

  • Đồ tanh như hải sản, tôm, cua… có thể kích thích giải phóng histamin trong cơ thể gây dị ứng

  • Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt chó, cừu… chứa lượng đạm lớn gây thừa chất, ảnh hưởng hệ tiêu hóa, gây nóng trong

  • Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, có thể gây hiện tượng mất sữa ở mẹ, chất lượng sữa giảm, thiếu chất, nóng khiến trẻ dễ mắc bệnh

  • Đồ ăn nhanh, nhiều chất phụ gia khiến sữa mẹ tiết ra ít hơn và kém chất lượng.

  • Đồ uống chứa cồn hay caffein, không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Ngoài ra, mẹ nên ăn nhiều rau xanh, thịt nạc, cá hồi … để bổ sung chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của con.   

Hướng dẫn cách chăm sóc bé bị bệnh chàm sữa

Nếu trẻ bị chàm sữa, mẹ nên chú ý những điều sau đây khi chăm sóc cho trẻ để tránh tình trạng bệnh trở nặng:

  • Tắm cho trẻ bằng sữa tắm dịu nhẹ, nước tắm ấm, không quá lạnh hay nóng. Cần dưỡng ẩm cho da bé ngay sau khi tắm xong. 

  • Thường xuyên cắt móng tay, chân và hạn chế không cho bé gãi vào các vùng mẩn ngứa. Cho bé mặc các loại quần áo mềm, bằng bông để tránh gây tổn thương da.

  • Nên thay tã 3 lần/ ngày và thay quần áo ngay sau khi tắm cho bé để tránh mồ hôi gây ẩm ướt khó chịu.

  • Cải thiện chất lượng nguồn sữa mẹ: Mẹ nên tránh sử dụng các loại thực phẩm dễ gây kích ứng hoặc lên men như đồ biển, trứng, đậu phộng, cà chua,… Sữa mẹ có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới trẻ do đó chế độ dinh dưỡng của người mẹ cần được điều chỉnh phù hợp. Ngoài ra, các mẹ cũng nên duy trì cho bé dùng sữa mẹ trong thời gian lâu nhất, tốt nhất chỉ nên cung cấp cho bé đa dạng thức ăn từ 6 tháng trở lên.

  • Để phòng ngừa chàm sữa ở trẻ, mẹ nên vệ sinh nhà cửa thường xuyên, tránh để bụi bẩn, lông vật nuôi bám vào quần áo, đồ chơi của bé.

Trên đây là những giải đáp cho bậc cha mẹ về bệnh chàm sữa ở trẻ. Hy vọng với những thông tin trên cha mẹ có con mắc bệnh đã có được cho mình phương pháp chăm sóc và điều trị bệnh phù hợp.

Ngày Cập nhật 23/06/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *