Bệnh động kinh là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả cao

Bệnh động kinh là căn bệnh phổ biến, chiếm 0,5 – 2% dân số, 3/4 số ca mắc bệnh xảy ra trước tuổi 20. TS Cao Vũ Hùng – Trưởng khoa Thần kinh, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: “Hơn 60% các ca bị động kinh nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách đều sẽ chữa khỏi”.

Thế nhưng, do nhiều quan niệm sai lầm về căn bệnh này, đa phần người bệnh không điều trị dẫn tới hậu quả đáng tiếc. Vậy bệnh động kinh là gì, mức độ nguy hiểm như thế nào, hãy đón đọc ngay ở bài viết dưới.

Bệnh động kinh là gì? Phân loại bệnh?

Bệnh động kinh (hay còn gọi là giật kinh phong) là những cơn giật ngắn, đột khởi, có khuynh hướng chu kỳ, tái phát do sự phóng điện đột ngột từ vỏ não hoặc qua vỏ não của những nhóm nơron, từ đó gây rối loạn chức năng của hệ thần kinh trung ương.

Động kinh là căn bệnh phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi
Giật kinh phong là căn bệnh phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi

bệnh có thể dược phân loại theo 3 thể lâm sàng, nguyên nhân và điện não đồ:

Theo lâm sàng

+ Cơn cục bộ

Rối loạn tiền đình có thể gây biến chứng té ngã, tai nạn, tai biến nguy hiểm. Xem ngay cách ĐẶC TRỊ bệnh rối loạn tiền đình từ tinh hoa Y học cổ truyền Việt Nam để khỏi bệnh, chăm sóc sức khỏe và hệ thần kinh.
  • Cục bộ toàn bộ hóa
  • Cơn cục bộ phức tạp
  • Cơn cục bộ đơn thuần

+ Cơn toàn thể

  • Cơn co cứng cơ
  • Cơn giật cơ
  • Cơn vắng ý thức
  • Cơn mất trương lực
  • Cơn cứng – giật cơ

+ Cơn bổ sung

  • Theo trạng thái 
  • Động kinh liên tục
  • Cơn không xếp loại

Theo điện não đồ

  • Loại cơn biểu hiện qua các đợt phóng điện kịch phát, đối xứng và lan sang 2 bên
  • Loại phóng điện kịch phát khu trú

Theo nguyên nhân

  • Nguyên phát (vô căn)
  • Do tổn thương thực thể khu trú ở não

Nguyên nhân động kinh nhất định phải biết

Được biết, hơn 50% trường hợp mắc bệnh mà không tìm được nguyên nhân. Số còn lại, các nhà nghiên cứu chẩn đoán là do di truyền hoặc do bệnh lý ở bộ não như chấn thương não, u não, viêm não, viêm màng não, tai biến mạch máu não….

Nguyên nhân gây bệnh động kinh thường gặp:

  • Di truyền
  • Bệnh về não
  • Chấn thương đầu
  • Bệnh truyền nhiễm
  • Rối loạn phát triển
  • Bị thương trước sinh

Ngoài ra, những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh phải kể tới như:

  • Yếu tố di truyền
  • Vấn đề tuổi tác
  • Chấn thương vùng đầu
  • Đột quỵ
  • Nhiễm trùng não
  • Co giật ở trẻ em

Triệu chứng động kinh không thể bỏ qua

Căn bệnh này hình thành do hoạt động bất thường trong não, co giật ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể, từ đó gây:

  • Nhầm lẫn tạm thời
  • Mất ý thức hoặc nhận thức
  • Mất kiểm soát hành động
  • Lo lắng, sợ hãi, mệt mỏi
Triệu chứng thường gặp của bệnh động kinh cần phải biết
Triệu chứng thường gặp của bệnh động kinh cần phải biết

Tùy vào từng loại bệnh mà triệu chứng gặp phải sẽ khác nhau:

+ Động kinh khu trú: Còn gọi là động kinh một phần, xuất hiện cơn đau dữ dội do hoạt động bất thường chỉ trong một khu vực của não. Loại này chia thành 2 dạng:

  • Động kinh khu trú không mất ý thức: Tầm nhìn hoặc cảm xúc thay đổi thất thường, gây co giật ở cánh tay, chân kèm theo ngứa ran, chóng mặt…
  • Động kinh khu trú với nhận thức suy yếu: Khi bị co giật kéo, người bệnh có phản ứng bất thường với môi trường như đi vòng tròn, chà tay, kèm đau đầu, buồn ngủ.

+ Động kinh toàn thể: Xuất hiện liên quan đến tất cả các khu vực của não, chia thành nhiều loại co giật khác nhau:

  • Co giật Clonic: Liên quan đến chuyển động cơ lặp lại hoặc giật, ảnh hưởng đến cổ, mặt, cánh tay.
  • Co giật Atonic: Gây mất kiểm soát cơ bắp, khiến người bệnh đột nhiên bị ngã xuống đất.
  • Co giật Tonic-clonic: Gây mất ý thức đột ngột, cơ thể bị cứng và run rẩy, và đôi khi cắn lưỡi.
  • Co giật cơ tim: Gây giật ngắn đột ngột hoặc co giật cánh tay và chân của bạn.

Bệnh động kinh có lây không? Có di truyền không?

Căn bệnh này vốn là rối loạn hoạt động điện bên trong não bộ, do sự mất cân bằng giữa các chất dẫn truyền thần kinh trong cơ thể. Căn bệnh này chỉ xuất hiện tùy theo cơ địa của mỗi người.

Tính tới thời điểm hiện nay, các nhà khoa học khẳng định vẫn chưa phát hiện bất kỳ con đường nào có thể khiến cho bệnh động kinh lây từ người sang người. Do đó, căn bệnh này không lây. Bất kỳ ai khi tiếp xúc với người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm, không sợ bị lây bệnh.

Bệnh động kinh không lây, nhưng có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố gia đình. Thực tế thì, nếu cha mẹ từng bị bệnh, con cái họ sẽ có nguy cơ phát triển bệnh cao hơn so người bình thường khác. Đáng chú ý, số thành viên mắc bệnh trong gia đình càng nhiều, tỷ lệ di truyền càng cao.

Bệnh động kinh vẫn có tỷ lệ di truyền cao
Bệnh động kinh vẫn có tỷ lệ di truyền cao

Được biết, với một người bình thường nguy cơ mắc bệnh động kinh là gần 2%. Riêng với trẻ em, tỷ lệ di truyền phụ thuộc vào đối tượng bị bệnh là cha hoặc mẹ:

  • Chỉ có mẹ mắc bệnh: 5%
  • Chỉ có cha mắc bệnh: 2 – 4%
  • Cha mẹ đều bị động kinh: 9 – 12%

Bệnh động kinh có chữa khỏi không? Có nguy hiểm không?

Bệnh lý này nếu được phát hiện từ sớm và tuân thủ đúng phác đồ điều trị, tỷ lệ chữa khỏi là rất cao. Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan hoặc không điều trị, biến chứng của bệnh là vô cùng nguy hiểm, thậm chí có thể đe dọa tính mạng người bệnh.

  • Bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh: Trẻ có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh, nhiễm trùng hệ thần kinh, xuất huyết não, rối loạn chuyển hóa..
  • Bệnh động kinh ở trẻ em: Trẻ đối mặt với những di chứng tổn thương não (thiếu não máu, phù não, thoát vị não, tăng áp lực nội sọ…)
  • Thanh thiếu niên: Giảm khả năng tập trung, kết quả học tập kém, nguy cơ đuối nước khi bơi lội, ngã khi leo trèo.
  • Người trưởng thành: Co giật đột ngột khi đang lái xe hoặc điều khiển những loại máy móc ở trên cao… gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Đặc biệt, nữ giới bị động kinh có thể ảnh hưởng tới thiên chức làm mẹ.

Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, bệnh lý này còn khiến người bệnh đối mặt với áp lực tâm lý, luôn cảm thấy mặc cảm, tự ti và khó hòa nhập với cuộc sống.

Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo, ngay khi nhận thấy biểu hiện bệnh động kinh, người bệnh cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, điều trị kịp thời. Vậy khi nào nên đi khám bác sĩ? Mọi người cần đi khám bác sĩ khi phát hiện những biểu hiện như:

  • Cơn co giật kéo dài >5 phút.
  • Cơn động kinh liên tiếp nhiều lần.
  • Hơi thở, ý thức không trở lại khi cơn động kinh dừng lại.
  • Bị sốt cao, kiệt sức vì nóng, bị tiểu đường.
  • Tự làm mình bị thương.

Các cách chữa bệnh động kinh an toàn, hiệu quả?

Có nhiều phương pháp điều trị bệnh, tùy vào từng loại bệnh, cơ địa mỗi người để lựa chọn hướng khắc phục phù hợp. Hiện nay, có 3 cách điều trị bệnh động kinh cơ thể: sử dụng mẹo chữa dân gian, điều trị bằng tây y và chữa bằng đông y.

Sử dụng mẹo dân gian

Mẹo chữa bệnh bằng mẹo dân gian đã có lâu đời và được nhiều người áp dụng. Một vài cách chữa hiệu nghiệm phải kể tới như:

  • Chữa bệnh động kinh bằng vỏ bưởi: Lấy vỏ bưởi và lá bưởi rửa sạch, sắc lấy thuốc uống 3 lần trước mỗi bữa ăn, kiên trì ít nhất 1 tháng
  • Bài thuốc chữa động kinh bằng con kỳ đà: Bắt kỳ đà, rửa sạch đuôi và cắt đuôi hứng tiết để nấu cháo ăn, phần thịt chặt thành từng khúc ăn dần. Sau khi luộc chín, lấy xương kỳ đà giã nhỏ trộn vào cháo, da cắt nhỏ rang dùng với cơm. Đuôi ngâm rượu, uống mỗi tối 1 chén nhỏ.
  • Trị bệnh động kinh bằng quả phật thủ: Ninh gà mái tơ với rễ cây phật thủ đã rửa sạch, dùng tối thiểu 3 lần/tuần để đạt kết quả tốt nhất.
Chữa bệnh động kinh bằng quả phật thủ an toàn, lành tính
Chữa bệnh động kinh bằng quả phật thủ an toàn, lành tính

Cách chữa bệnh bằng mẹo dân gian đơn giản, dễ thực hiện, tiết kiệm, nhưng chỉ phù hợp với người mắc bệnh ở dạng nhẹ, các cơn động kinh cục bộ có hoặc không kèm theo các cơn toàn thể thứ phát.

Điều trị bệnh bằng tây y

Tây y chữa bệnh lý này chia thành 2 nhóm: Điều trị nội khoa (dùng thuốc) và điều trị ngoại khoa (phẫu thuật)

Dùng thuốc

Nguyên tắc điều trị bằng thuốc là: sau khi đặt chẩn đoán, bác sĩ sẽ chọn lựa loại thuốc chống động kinh phù hợp với tình trạng bệnh của bệnh nhân. Liều lượng thuốc chỉ định cần căn cứ vào loại căn lâm sàng, thể bệnh, thể trạng bệnh nhân.

Thuốc chữa bệnh động kinh có thể chia thành 3 loại chính:

  • Thuốc có tác dụng với một vài thể loại động kinh như: oxazolidin, suxinimid, sultiam…
  • Thuốc có tác dụng với mọi thể bệnh (bao gồm cả cơn vắng ý thức điển hình) như: acid valproic, benzodiazepin…
  • Thuốc có tác dụng với mọi cơn động kinh (trừ các cơn vắng ý thức điển hình) như: barbituric, hexamidin,…
Thuốc Tây chữa bệnh động kinh
Không nên tự ý sử dụng thuốc Tây mà không có chỉ định của bác sĩ

Việc dùng thuốc cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ điều trị, tuyệt đối không tự ý tăng/giảm liều lượng để tránh bị tác dụng phụ như gây căng thẳng, kích động, lên cơn co giật, sùi bọt mép cấp tính…

Phẫu thuật

Các cách phẫu thuật như loại bỏ một phần não bộ hay làm vết mổ để khống chế một phần của não bộ, hoặc cắt đứt kết nối giữa các bán cầu,… Việc phẫu thuật đòi hỏi chi phí tốn kém và hiệu quả phụ thuộc nhiều vào tay nghề của bác sĩ.

Điều trị bệnh động kinh bằng Tây y có ưu điểm là giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh, tiện lợi. Tuy nhiên, điểm hạn chế của cách chữa này là chỉ điều trị triệu chứng, chưa điều trị được nguyên nhân gây ra bệnh nên tỉ lệ tái phát rất cao.

Điều trị bệnh bằng đông y

Y học cổ truyền từ lâu đã lưu truyền nhiều bài thuốc cổ phương chữa bệnh động kinh. Cách chữa này có ưu điểm là hiệu quả dài lâu, ít đau và không gây biến chứng. Nhược điểm là thời gian điều trị tương đối dài, đòi hỏi sự kiên trì từ phía người bệnh.

Người bị động kinh nên ăn gì, kiêng ăn gì để kiểm soát cơn co giật?

Thực hiện chế độ ăn uống đúng cách, khoa học sẽ giúp con người luôn giữ mức năng lượng ổn định cho não bộ, giảm thiểu tần số cơn co giật hiệu quả.

Cần nằm lòng các biện pháp xử lý đối với người bị bệnh động kinh
Cần nằm lòng các biện pháp xử lý đối với người bị bệnh động kinh
  • Nhóm thực phẩm mà người bệnh nên ăn: chất béo và protein (hải sản, hạt óc chó, thịt nạc…), chất xơ hòa tan (súp lơ, rau mồng tơi, bột yến mạch…), rau xanh, trái cây tươi và các loại vitamin và khoáng chất…
  • Người bệnh không nên ăn gì: cắt giảm lượng đường trong khẩu phần ăn, hạn chế thực phẩm giàu gluten, giảm tối đa các sản phẩm có chứa chất phụ gia, chất bảo quản và ngưng uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích và tránh sử dụng các chế phẩm từ sữa

Nếu bạn hoặc người thân đã và đang gặp phải các cơn co cứng, co giật, động kinh, đừng chần chờ gì nữa, hãy liên hệ ngay tới các cơ sở y tế chuyên khoa y tế uy tín để được điều trị đúng cách.

 

 

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Ngày Cập nhật 16/08/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *