Viêm tai giữa cấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh

Viêm tai giữa cấp nếu không được điều trị nhanh chóng dễ chuyển biến thành viêm tai giữa mãn tính. Trong trường hợp nặng có thể gây suy giảm thính lực nặng và điếc tai. Đây cũng là căn bệnh phổ biến nhất ở trẻ em và thường gặp khó khăn trong điều trị bệnh dứt điểm. 

Viêm tai giữa cấp là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Viêm tai giữa là căn bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở trẻ em dưới 3 tuổi. Đồng thời viêm tai giữa cũng là căn bệnh viêm đường hô hấp trên phổ biến thứ hai sau viêm họng. 

Viêm tai giữa cấp là tình trạng nhiễm trùng tai giữa, khoảng không gian ở giữa màng nhĩ đến ống või nhĩ (ống Eustachian). Ống vòi nhĩ là cơ quan có vai trò hút các chất dịch và mảnh vụn từ không gian tai giữa. Khi bị viêm nhiễm chức năng của ống vòi nhĩ bị vô hiệu hóa khiến cho chất dịch tích tụ, ứ đọng ngày càng nhiều và gây ù tai, suy giảm thính lực.

Ống vòi nhĩ bị viêm khiến tai giữa bị ứ đọng dịch tạo thành bệnh viêm tai giữa
Ống vòi nhĩ bị viêm khiến tai giữa bị ứ đọng dịch tạo thành bệnh viêm tai giữa

Viêm tai giữa cấp bao gồm nhiều mức độ khác nhau:

  • Viêm tai giữa cấp tính xuất tiết và bán cấp: Tình trạng viêm tai có kèm theo dịch chảy. Nếu bệnh kéo dài khoảng 3 tuần thì gọi là viêm tai giữa xuất tiết, kéo dài từ 3 tuần đến 3 tháng là viêm tai giữa bán cấp, nhiều hơn 3 tháng là chuyển sang giai đoạn mãn tính.
  • Viêm tai giữa cấp tính xung huyết: Tình trạng tai giữa bị phù nề, sưng đỏ, thường gặp ở những người bị viêm amidan, viêm VA, u xơ vòm mũi họng…
  • Viêm tai giữa cấp tính nung mủ (hay vỡ mủ): Là mức độ nặng nhất trong viêm tai giữa cấp, có kèm theo mủ đặc trong ống tai khiến bệnh nhân suy giảm thính lực nặng.

Viêm tai giữa cấp có nguy hiểm không? Theo các bác sĩ chuyên khoa, viêm tai giữa cấp nếu được điều trị sớm sẽ không quá nguy hiểm, hoàn toàn có thể chữa khỏi. Tuy nhiên nếu bệnh nhân không điều trị dứt điểm trong lần khởi phát đầu tiên, bệnh dễ chuyển biến thành viêm tai giữa mãn tính. Nguy hiểm hơn là gặp những biến chứng như:

  • Viêm tai xương chũm: Các vi khuẩn từ tai giữa lan vào trong xương chũm, phá hủy xương và vỡ mủ ở ngay da phía sau tai. Trường hợp nặng có thể khiến trẻ bị nhiễm độc và gây tử vong.
  • Liệt dây thần kinh số VII: Dây thần kinh số VII là điểm nối giữa hòm nhĩ và mỏm xương chũm, khi bị tổn thương sẽ dẫn đến cơ mặt bị liệt, bệnh nhân bị miệng méo, khó nhai nuốt, mắt không nhắm kín…
  • Viêm mê nhĩ: Mê nhĩ là bộ phận chính của tai trong có chức năng là nghe và giữ thăng bằng thính giác. Vi khuẩn từ viêm tai giữa có thể lan tỏa và xâm nhập khiến cho các tổ chức thần kinh và tổ chức đệm của mê nhĩ bị hư hỏng, hoại tử.
  • Viêm màng não: Vi khuẩn xâm nhập qua những bộ phận thông với tai như đường khớp trai đá, mê nhĩ, mạch máu…rồi di chuyển lên não. Viêm màng não có thể để lại di chứng nặng nề cho thần kinh, trí tuệ sa sút, điếc, khó khăn trong vận động…

Viêm tai giữa không quá nguy hiểm và hầu như không biến chứng nếu bệnh nhân phát hiện bệnh sớm và tiến hành điều trị tích cực. Tuy nhiên, tỷ lệ người bị viêm tai giữa luôn ở mức cao do bệnh dễ tái phát. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến điều này là do chủ quan trong điều trị, dùng thuốc không đủ liều lượng và thói quen sinh hoạt sau điều trị không khoa học.

Triệu chứng viêm tai giữa cấp

Khi bệnh mới khởi phát, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng chung như:

  • Đau tai
  • Ù tai
  • Đau đầu
  • Sốt vừa đến sốt cao
  • Có dịch chảy ra từ tai (dịch mủ đặc hoặc dịch lỏng vàng)
  • Có các mảng dịch khô đã đóng vảy xung quanh ống tai
  • Cơ hàm bị đau khi cử động
  • Đau họng, khó khăn trong nhai nuốt
Đau và chảy dịch tai là triệu chứng điển hình
Đau và chảy dịch tai là triệu chứng điển hình

Trường hợp trẻ chưa biết nói có thể thường lấy tay co kéo hay dụi tai bị đau, khóc quấy, bỏ bú…Trẻ lớn hơn sẽ thường xuyên kêu đau nhức tai, nằm ngủ thường nằm nghiêng về một phía và cảm thấy chán ăn, bỏ bữa. Hầu hết trẻ bị viêm tai giữa sẽ đi kèm hội chứng rối loạn tiêu hóa, trẻ bị tiêu chảy, đi ngoài phân sống.

Ở mỗi mức độ viêm tai giữa cũng sẽ có những triệu chứng riêng biệt để nhận biết:

  • Giai đoạn viêm tai giữa cấp xung huyết: Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhói sâu trong ống tai và đau lan xuống dưới hàm, cảm giác ù tai liên tục và khó nghe. Khi nội soi tai có thể thấy màng nhĩ hồng hơn bình thường, lõm, có bóng nước và có một ít dịch.
  • Giai đoạn viêm tai giữa xuất tiết cấp và bán cấp: Bệnh nhân cảm thấy ù tai, chóng mặt, mất thăng bằng. Khi nội soi tai sẽ thấy màng nhĩ bị sưng đỏ, có dịch trong hòm nhĩ nhưng không bị mưng mủ.
  • Giai đoạn viêm tai giữa nung (tụ) mủ cấp: Bệnh nhân có thể bị sốt cao, đau tai dữ dội, khó ngủ. Nếu ở thời kỳ chưa vỡ mủ thì khi nội soi tai sẽ thấy màng nhĩ sưng đỏ, phù nề, không nhìn thấy cán xương búa, mấu ngắn xương búa và nón sáng. Nếu mủ đã vỡ thì ống tai sẽ chảy nhiều dịch mủ, có thể kèm theo máu, màng nhĩ bị thủng.

Nguyên nhân gây viêm tai giữa 

Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng tai do vi khuẩn và virus xâm nhập vào tai giữa, gây viêm ở ống vòi nhĩ thông qua đường mũi họng. Các loại vi khuẩn thường gặp nhất là:

  • Phế cầu khuẩn: Chiếm 40-50%
  • Haemophilus Enzae: Chiếm 30-40%
  • Moraxella catarrhalis: Chiếm 10-15%
  • Liên cầu khuẩn nhóm A: Hiếm gặp hơn, thường xảy ra ở trẻ em và dẫn đến thủng màng nhĩ, viêm xương chũm.
  • Staphylococcus aureus và vi sinh vật kỵ khí: Hiếm gặp hơn.
  • Trực khuẩn gram âm: Thường gặp ở trẻ sơ sinh, bệnh nhân bị ức chế miễn dịch và bệnh nhân bị viêm tai giữa mủ mạn tính.
  • Virus: Virus hợp bào hô hấp (RSV), adenovirus, rhovovirus hoặc virus cúm thường hoạt động cùng lúc với vi khuẩn. Có hơn 40% trẻ em bị viêm tai giữa cấp tính bị đồng nhiễm virus với vi khuẩn.
Bệnh chủ yếu do vi khuẩn xâm nhập vào tai gây viêm nhiễm
Bệnh chủ yếu do vi khuẩn xâm nhập vào tai gây viêm nhiễm

Trẻ em thường bị viêm tai giữa cấp do có cấu trúc vòi nhĩ nhỏ và ngắn, đường hô hấp nhạy cảm, bị biến chứng do các bệnh mũi họng (viêm họng, viêm amidan, viêm VA…), bị trào ngược sữa vào tai khi nằm bú, xì mũi không đúng cách, nước nhỏ vào tai khi tắm…

Viêm tai giữa hiếm gặp ở người lớn hơn. Hầu hết bệnh hình thành do sử dụng các vật nhọn, sắc để ngoáy tai gây xước niêm mạc và phù nề ống tai. Từ đó các vi khuẩn xâm nhập và tạo thành nhiễm trùng.

Ngoài ra còn có một số yếu tố rủi ro tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật và làm tăng nguy cơ mắc viêm tai giữa như:

  • Cảm lạnh
  • Tiếp xúc với khói thuốc lá
  • Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm
  • Trẻ sử dụng núm vú giả
  • Nhiễm trùng xoang
  • Cơ địa  dị ứng

Các phương pháp điều trị viêm tai giữa cấp

Viêm tai giữa cấp cần được điều trị sớm và dứt điểm ngay từ đầu vì bệnh có khả năng tái phát cao và chuyển sang tình trạng mãn tính. Người bệnh có thể điều trị căn bệnh này theo nhiều cách khác nhau, tùy vào tình trạng bệnh. Điều quan trọng là nên đi khám để xác định rõ bệnh tình và nhận lời khuyên về giải pháp từ các bác sĩ chuyên khoa.

Bài thuốc dân gian chữa viêm tai giữa 

Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc chữa trị viêm tai giữa cấp. Phần lớn các bài thuốc này đều sử dụng các loại lá hoặc củ có tác dụng kháng khuẩn, trị viêm như:

  • Chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ: Đem một nắm lá hẹ đem rửa sạch rồi xay nát, lọc bã và chắt lấy nước cốt để sử dụng. Cho nước cốt vào trong một lọ nhỏ rồi dùng để nhỏ tai 2-3 lần/ngày, mỗi lần 2-3 giọt.
  • Tỏi: Lấy một vài tép tỏi bóc vỏ rồi băm nhuyễn hoặc xay nát, bọc bằng khăn xô hoặc tờ giấy rồi đặt vào trong tai bị viêm khoảng 10-15 phút rồi bỏ ra. Mỗi ngày thực hiện 2 lần.
  • Diếp cá: Dùng một nắm lá diếp cá đem rửa sạch rồi xay nát, lọc bã và chắt lấy nước cốt để sử dụng. Cho nước cốt vào trong một lọ nhỏ rồi dùng để nhỏ tai 2-3 lần/ngày, mỗi lần 2-3 giọt.
  • Lá mơ lông: Lá mơ lông sau khi rửa sạch thì để ráo nước, sau đó đem nướng cho đến khi héo quăn lại thì vò nát, nhét vào trong tai bị viêm và sáng hôm sau thì bỏ ra. Thực hiện phương pháp này trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng.
  • Cây mía dò: Lấy ngọn và cành non của cây mía dò rửa sạch, để khô ráo rồi đem nướng. Sau đó vắt lấy nước nhỏ vào tai 2-3 lần/ngày, mỗi ngày 2-3 giọt.
Lá mơ lông có tác dụng kháng viêm diệt khuẩn nên điều trị bệnh hiệu quả
Lá mơ lông có tác dụng kháng viêm diệt khuẩn nên điều trị bệnh hiệu quả

Chữa viêm tai giữa theo dân gian tương đối lành tính vì đều sử dụng các loại cây cỏ trong tự nhiên. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có tác dụng đối với bệnh ở giai đoạn mới khởi phát, chảy ít dịch tai, không bị xung huyết hay có mủ. 

Ở các thể viêm tai giữa nặng hơn, dược tính trong các nguyên liệu tự nhiên này không đủ mạnh để tiêu diệt vi khuẩn nên không thể loại trừ bệnh tận gốc. Hiệu quả của bài thuốc cũng tùy thuộc vào cơ địa của từng người, không phải ai cũng có thể trị bệnh thành công bằng liệu pháp dân gian. 

Liệu pháp dân gian cũng mang đến những rủi ro nhất định như nhiễm khuẩn nặng hơn do quá trình thực hiện bài thuốc không hợp vệ sinh, viêm tai giữa cấp chuyển sang mãn tính do điều trị lâu ngày không hiệu quả. Do đó, bệnh nhân chỉ nên thực hiện biện pháp này trong khoảng 3-5 ngày. Sau thời gian này, nếu không thấy có sự chuyển biến cần đổi sang các liệu pháp chuyên sâu hơn.

Thuốc tây y điều trị viêm tai giữa cấp

Hầu hết bệnh nhân bị viêm tai giữa đều sử dụng thuốc tân dược để điều trị. Khi kê đơn, bác sĩ sẽ dựa trên biểu hiện lâm sàng, kết quả nội soi tai, mức độ xuất hiện các triệu chứng để phối hợp các loại thuốc. Các loại thuốc thường được chỉ định bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh: Klamentin, Augbactam, Curam, Augmentin, Cefuroxime (Zinnat; Zinmax), Cefixime (Cexim), Clindamycine (Caricin)
  • Thuốc kháng viêm: Prednisolone 5mg, Methylprednisolone (Medrol 4mg,16mg)
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Paracetamol (Acemol 0,325g, Panadol 0,5g, Efferalgan 0,5g, Glotadol 0,5g), Ibuprofen, Diclofenac…
  • Thuốc nhỏ tai: Ciprofloxacin, Hydrocortison, Ofloxacin thường được dùng trong các trường hợp viêm tai giữa xuất tiết và xung huyết, Glycerin Borat, Cloramphenicol dùng khi viêm tai giữa có mủ. 
Thuốc tây y điều trị triệu chứng nhanh nhưng đi kèm nhiều tác dụng phụ
Thuốc tây y điều trị triệu chứng nhanh nhưng đi kèm nhiều tác dụng phụ

Các loại thuốc có thể sử dụng trong khoảng 5-10 ngày tùy vào mức độ viêm tai. Bác sĩ sẽ chỉ định dựa trên từng trường hợp cụ thể và bệnh nhân phải tuyệt đối tuân hướng dẫn của bác sĩ. Phần lớn trường hợp viêm tai bị tái phát là do không dùng thuốc không đủ liều lượng dẫn đến vi khuẩn chưa được triệt tiêu hoàn toàn và kháng thuốc những lần về sau. 

Bệnh nhân cũng không được tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà nếu chưa khám chữa tại các cơ sở y tế. Bởi một số người sẽ có cơ địa dị ứng với penicillin, một số thuốc được chống chỉ định dùng cho trẻ sơ sinh hoặc không được phép kết hợp với nhau. Việc tự ý dùng thuốc có thể dẫn đến những tác dụng phụ nghiêm trọng như rối loạn tiêu hóa nặng, sốc phản vệ, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.

Trong vòng 48-72 giờ sau khi dùng thuốc, nếu bệnh nhân không thấy có sự thuyên giảm cần đến bệnh viện xét nghiệm và chẩn đoán lại mức độ của bệnh. 

Phác đồ điều trị viêm tai giữa cấp theo đông y

Đông y điều trị viêm tai giữa cấp dựa trên một hoặc phối hợp nhiều liệu pháp như thuốc uống, châm cứu, xông hơi vào mức độ của bệnh. Trong đông y viêm tai giữa còn được gọi là Nhĩ nùng. Nguyên nhân dẫn đến bệnh là do phong nhiệt và nhiệt độc xâm phạm vào can đởm nên sinh ra các chứng đau đầu, ù tai, chảy dịch mủ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác. 

Sử dụng thuốc đông y để trị viêm tai giữa cấp sẽ dùng phép sơ phong thanh nhiệt, trừ thấp nhiệt ở kinh can đởm với các bài thuốc như:

  • Sài hồ thanh can thang gia giảm: Sài hồ (12g), Long đờm thảo (12g), Hoàng cầm (12g), Chi tử (12g), Bàng tử (12g), Bạc hà (6g), Kim ngân hoa (20g). Nếu bị chảy mủ tai thì cho thêm Sinh địa (16g), Đan bì (12g). Sắc cùng 3 bát nước cho đến khi còn 1 bát thì chắt ra dùng. Dùng 1 ngày/lần.
  • Long đởm tả can thang gia giảm: Long đờm thảo (12g), Hoàng cầm (12g), Mộc thông (12g), Sinh địa (12g), Trạch tả (12g), Sa tiên tử (12g), Đương quy (8g), Chi tử (8g), Cam thảo (4g). Nếu bị sốt cao, tai chảy mủ thì thêm Kim ngân hoa (16g), Liên kiều (12g) hoặc thêm Đại hoàng (6g) nếu bị táo bón. Sắc cùng 3 bát nước cho đến khi còn 1 bát thì chắt ra dùng. Dùng 1 ngày/lần.
Đông y điều trị bệnh tận gốc và ngăn ngừa tái phát trở lại
Đông y điều trị bệnh tận gốc và ngăn ngừa tái phát trở lại

Đông y là biện pháp điều trị bệnh toàn diện và an toàn cho mọi lứa tuổi. Các loại thuốc đông y được bào chế hoàn toàn từ các thảo dược tự nhiên, không gây tác dụng phụ và có thể gia giảm tỷ lệ theo từng cơ địa cụ thể. Đối với những người có sức đề kháng yếu như trẻ sơ sinh, người mắc bệnh suy giảm miễn dịch thì đông y là giải pháp điều trị tối ưu nhất.

Ngoài ra đông y cũng được ghi nhận là biện pháp điều trị tích cực, có hiệu quả cao, khả năng bệnh nhân bị tái phát sau điều trị thấp. Do các bài thuốc và liệu pháp điều trị đều có khả năng điều dưỡng lục phủ ngũ tạng, tăng cường sức khỏe của hệ miễn dịch, từ đó phòng chống và ngăn chặn các tác nhân gây hại xâm nhập vào cơ thể.

Bên cạnh uống thuốc, người bệnh có thể phối hợp với liệu pháp xông hơi nếu tai xuất hiện mủ. Bằng cách đưa thuốc có hơi nóng đi sâu vào trong ống tai, ổ dịch sẽ được làm khô, giúp cơ thể đào thải chúng ra bên ngoài dễ dàng hơn. Hơi nóng từ thuốc cũng giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn và hạn chế khả năng bị bội nhiễm. Bệnh nhân không được tự ý xông hơi tại nhà mà cần đến các cơ sở đông y uy tín để trị liệu. 

Nhìn chung, viêm tai giữa cấp là căn bệnh không quá nguy hiểm nếu bệnh nhân phát hiện bệnh sớm và phối hợp điều trị tích cực. Sau quá trình điều trị, bệnh nhân cũng cần biết cách chăm sóc để phòng ngừa bệnh tái phát trở lại: luôn vệ sinh tai mũi họng sạch sẽ, không sử dụng vật sắc nhọn vệ sinh tai, tránh tiếp xúc với khói bụi, hóa chất đồng thời có chế độ dinh dưỡng lành mạnh.

Ngày Cập nhật 23/06/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *