Cây Chùm Ngây - Những Tác Dụng Tuyệt Vời Và Cách Sử Dụng

Cây chùm ngây là loại dược liệu khá quen thuộc trong kho tàng dược liệu thuốc Y học cổ truyền. Ngoài công dụng là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, loại cây này còn có nhiều tác dụng đối với da, xương, máu và có tác dụng cải thiện một số bệnh lý như: vàng da, xơ nang, bệnh loãng xương, một số bệnh ung thư khác.

Tìm hiểu những thông tin về dược liệu cây chùm ngây: Đặc điểm sinh thái, thành phần hóa học, tính vị, các bài thuốc và một số lưu ý khi sử dụng
Tìm hiểu những thông tin về dược liệu cây chùm ngây: Đặc điểm sinh thái, thành phần hóa học, tính vị, các bài thuốc và một số lưu ý khi sử dụng
  • Tên gọi khác: Cây cải ngựa, Cây ba đậu dại, Cây thần dịu, cây dùi trống, Cây dầu bel,…
  • Tên khoa học: Moringa oleifera
  • Họ: Thuộc họ Chùm ngây (Moringaceae)

1. Đặc điểm sinh thái

Mô tả đặc điểm cây chùm ngây:

Cây chùm ngây là loại cây thân gỗ có chiều cao trung bình khoảng 6 – 8 mét và thậm chí có thể cao tới 10 mét. Cây chùm ngây có thân óng chuốt, tròn, màu xanh lục đối với cành non và chuyển dần về nâu khi hóa gỗ, thân không có gai.

Lá của cây chùm ngây là loại lá kép dài khoảng 30 – 60 cm, có dạng hình lông chim, màu xanh lục bóng và sẫm khi chuyển già. Lá chét dài khoảng 10 – 20 mm. lá hình trứng và mọc đôi gồm 5 – 10 đôi.

Hoa có màu trắng kem, có hình dạng như hoa đậu, có cuống dài. Hoa mọc thành chùy từ 5 – 12 hoa ở nách lá. Hoa có lông tơ và nhiều mật. Nhụy có có màu vàng . Thời điểm cây ra hoa nhiều nhất là vào tháng 1 – 2 hằng năm.

Quả dạng nang treo, dài khoảng 15 – 35 cm và rộng khoảng 2 cm. Mỗi quả gồm 3 cạnh, phần có hạt hơi gồ lên và có khía rãnh dọc theo quả. Hạt hình dạng tròn, đen, có kích thước bằng hạt hà lan.

Cây chùm ngây có nguồn gốc và được trồng nhiều ở đâu?

Cây chùm ngây thường mọc ở những nơi nóng ẩm, nhiệt độ cao. Mọc đơn lẻ hoặc mọc thanh cụm. Loại cây này đã được phát hiện và sử dụng từ khá sớm vào khoảng những năm 2000 trước công nguyên.

Cây chùm ngây được tìm thấy đầu tiên ở vùng Nam. Về sau, cây chùm ngây cũng được tìm thấy ở một số nước trên thế giới như: Nam Mỹ, Trung Mỹ, Châu Phi, Đông Nam Á và cả Việt Nam. Ở nước ta, cây chùm ngây được tìm thấy rải rác ở một số tỉnh thành như: Thanh Hóa, An Giang, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kiên Giang,…

2. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

Bộ phận dùng: Dùng toàn bộ cây chùm ngây để bào chế thành thuốc, bao gồm: rễ, vỏ thân, lá, hạt.

  • Hoa chùm ngây: làm thực phẩm hoặc để làm trà để uống (dạng khô);
  • Quả chùm ngây: để làm thực phẩm trong một số món canh, xào;
  • Hạt chùm ngây: làm thực phẩm hoặc ép lấy tinh dầu;
  • Rễ chùm ngây: làm gỏi ăn để sống.

Thu hái: Thu hoạch quanh năm.

Chế biến: Nếu dùng ở dạng tươi, cần rửa sạch nhiều lần với nước để loại bỏ bụi bẩn. Nếu dùng ở dạng khô, áp dụng công nghệ sấy khô trước 12 giờ đối với những cây sau khi thu hoạch.

Bảo quản: Đối với cây chùm ngây ở dạng tươi cần được bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh (nhưng không được để quá 1 ngày). Đối với dạng khô, cần bảo quản trong bọc kín và cất trữ ở nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Hầu như toàn bộ bộ phận của cây chùm ngây đều có những công dụng riêng đối với sức khỏe con người
Hầu như toàn bộ bộ phận của cây chùm ngây đều có những công dụng riêng đối với sức khỏe con người

3. Thành phần hóa học

Toàn bộ cây chùm ngây đều chứa thành phần hoạt chất pterygospermin. Bên cạnh đó, mỗi bộ phận khác của loại cây này còn chứa nhiều thành phần hóa học khác. Cụ thể như sau:

  • Lá cây chùm ngây: chứa hai alcaloid bao gồm moringinin và moringi. Đặc biệt trong lá cây chùm ngây còn chứa nhiều thành phần hoạt chất chống oxy hóa như flavonoid và phenolic;
  • Rễ cây chùm ngây: Chứa hoạt chất glucosinolate;
  • Vỏ cây chùm ngây: Chứa các thành phần hoạt chất như galactose, arabinose, acidýglucuronic, nhóm sitosterol và benzylanin;
  • Hoa chùm ngây: Thành phần chính có trong hoa chùm ngây là polysaccharid;
  • Hạt chùm ngây: Chủ yếu chứa hai thành phần hoạt chất như glucosinolate và peptid.

4. Tính vị – Quy kinh

Chưa được cập nhật.

5. Những công dụng của cây chùm ngây

Ngoài công dụng là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, cây chùm ngây còn được biết đến với vị thuốc Đông chữa nhiều bệnh lý như:

  • Phục hồi chức năng gan và bảo vệ gan khỏi các tác nhân gây hại. Hỗ trợ phòng bệnh lao dịch;
  • Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh suy thận, sỏi thận, bảo vệ thận khỏi các tác nhân gây hại;
  • Hỗ trợ điều trị chứng rối loạn đường tiêu hóa như: viêm loét dạ dày, táo bón, tiêu chảy, kiết lỵ, viêm loét đại tràng, chướng bụng, khó tiêu,…;
  • Hỗ trợ điều trị một số bệnh lý về đường hô hấp như: hen, ho, hen suyễn, viêm phế quản, viêm mũi dị ứng,…;
  • Nâng cao hệ miễn dịch, chống lại các tác động từ môi trường;
  • Ngăn ngừa sự phát triển của các gốc tế bào;
  • Ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của các tế bào ung thư;
  • Nâng cao sức khỏe của xương khớp, ngăn ngừa bệnh loãng xương, làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp, thúc đẩy quá trình phục hồi chức năng xương khớp;
  • Tăng số lượng bạch cầu, ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch;
  • Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh đái tháo đường;
  • Điều hòa lượng cholesterol có trong máu, từ đó giúp ngăn ngừa một số bệnh lý về đường huyết;
  • Hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu;
  • Liền sẹo, giúp các vết thương nhanh chóng hồi phục;
  • Cải thiện sức khỏe mắt;
  • Phòng chống việc thụ thai;
  • Tăng cường sức khỏe cho da và phòng ngừa lão hóa da;
  • Trị đau răng, răng sâu, đau tai;
  • Hỗ trợ chức năng não, giảm thiểu sự thiếu oxy hóa lên các tế bào thần kinh, giúp não bộ phát triển và khỏe mạnh hơn, hạn chế tình trạng trầm cảm;
  • Hỗ trợ điều trị u xơ tiền liệt tuyến.

Ngoài ra, cây chùm ngây còn mang lại nhiều công dụng khác đối với sức khỏe con người như: trị mụn nhọt, sưng nhọt, chống co giật, chống sưng, lợi tiểu, kháng viêm, trị giun sán,…

Cây chùm ngây được giới chuyên môn đánh giá cao về mặt dinh dưỡng đối với sức khỏe của con người
Cây chùm ngây được giới chuyên môn đánh giá cao về mặt dinh dưỡng đối với sức khỏe của con người

6. Cách dùng – Liều dùng

Cách dùng: Cây chùm ngây thường được chủ yếu ở dạng món ăn, thuốc sắc hoặc có thể sử dụng ở dạng viên uống bổ sung cùng với ly nước ấm.

Liều dùng: Liều dùng của chùm ngây còn phụ thuộc vào từng bệnh lý trong từng bài thuốc.

7. Những bài thuốc chữa bệnh từ cây chùm ngây

Dưới đây là một số bài thuốc từ cây chùm ngây, bạn đọc có thể tham khảo để cải thiện bệnh lý:

# Chữa u xơ tiền liệt tuyến:

  • Chuẩn bị: 100 gram rễ cây chùm ngây tươi (30 gram đối với dạng khô) cùng với 80 gram lá cây trinh nữ hoàng cung tươi (20 gram nếu dùng ở dạng khô);
  • Cách thực hiện: Đem hai nguyên liệu trên rửa sạch nhiều lần với nước để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất. Sau đó đem nấu cùng với một lượng nước vừa đủ. Sắc cho đến khi lượng nước cô đặc còn lại khoảng phân nửa.
  • Cách dùng: Chia phần nước thành 3 phần nhỏ để dùng cho buổi sáng, trưa và tối, mỗi lần sử dụng một phần nhỏ.

# Bảo vệ gan, trị chứng suy nhược, giúp ổn định đường huyết:

  • Chuẩn bị: 150 gram lá cây chùm ngây và mật ong.
  • Cách thực hiện: Đem lá chùm ngây rửa sạch nhiều lần với nước để loại bỏ bụi bẩn, tốt hơn nếu ngâm cùng với nước muối pha loãng. Sau đó đem giã nát hoặc xay cho nhuyễn, thêm 300 ml nước lọc. Sau đó chắt lọc lấy phần nước cốt. Thêm hai thìa mật ong vào phần nước cốt, trộn đều.
  • Cách sử dụng: Chia phần nước thành 3 phần nhỏ để sử dụng sau mỗi bữa ăn.

# Phòng chống việc thụ thai (mẹo của dân tộc Raglay):

  • Chuẩn bị: 150 gram rễ cây chùm ngây.
  • Cách thực hiện: Làm sạch phần rễ cây chùm ngây bằng nước sạch, cắt thành từng đoạn nhỏ rồi đem nấu cùng với 2 lít nước. Sắc cho đến khi lượng nước cô đặc còn lại khoảng một nửa.
  • Cách sử dụng: Chia phần nước thành hai lần uống trong ngày vào mỗi buổi sáng và tối. Cứ 5 ngày thực hiện một lần.

# Phòng ngừa sỏi oxalat, làm giảm lượng cholesterol, lipid máu, axit uric:

  • Nguyên liệu: 100 gram rễ cây chùm ngây (hoặc 30 gram nếu dùng ở dạng khô).
  • Cách thực hiện: Làm sạch nguyên liệu trên bằng nước sạch rồi đem đun cùng với 1 lít nước. Đun cho đến khi lượng nước cô đặc còn lại khoảng 750 ml.
  • Cách sử dụng: Dùng nước sắc thay cho nước trà.

# Chữa suy nhược cơ thể:

  • Nguyên liệu: 100 gram lá cây chùm ngây khô và một nắm gạo.
  • Cách thực hiện: Đem lá cây chùm ngây khô tán thành bột mịn. Một nắm gạo đem nấu thành cháo, chờ cháo nhừ thì cho bột lá chùm ngây, một ít gia vị.
  • Cách sử dụng: Dùng cháo khi cháo còn nóng.

# Tăng cường sinh lực:

  • Nguyên liệu: 100 gram rễ chùm ngây.
  • Cách thực hiện: Đem rễ cây chùm ngây rửa sạch nhiều lần với nước để loại bỏ bụi bẩn rồi đem nấu cùng với 1,5 lít nước. Đun cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn khoảng 2/3.
  • Cách sử dụng: Dùng nước thay cho nước trà.
Những bài thuốc chữa bệnh hay từ dược liệu cây chùm ngây
Những bài thuốc chữa bệnh hay từ dược liệu cây chùm ngây

8. Một số lưu ý khi sử dụng bài thuốc từ cây chùm ngây

Bên cạnh việc tuân thủ đúng liều dùng, cách dùng ở mỗi bài thuốc, bạn cũng cần phải lưu ý đến một số vấn đề khác như: chống chỉ định sử dụng, tác dụng phụ có thể gặp và một số vấn đề cần thận trọng khác.

Những đối tượng này không được sử dụng dược liệu cây chùm ngây?

Những đối tượng sau được các chuyên môn yêu cầu không được sử dụng:

  • Đối tượng dị ứng hoặc quá mẫn cảm với một số thành phần có trong chùm ngây hoặc một số dược liệu khác có trong bài thuốc.
  • Phụ nữ mang thai hoặc có dấu hiệu đang mang thai tuyệt đối không được sử dụng. Bởi trong chùm ngây có chứa một số thành phần alpha – sitosterol khiến co cơ trơn và dễ xảy ra tình trạng sảy thai.

Thận trọng khi sử dụng cây chùm ngây

  • Để đảm bảo cây chùm ngây đạt được giá trị dinh dưỡng cao nhất, bạn nên sử dụng loại thảo dược này trong khoảng 12 giờ đồng hồ trở lại;
  • Không nên làm dụng cây chùm ngây quá nhiều và chỉ được sử dụng ở liều dùng theo lời khuyên của chuyên gia. Nếu ăn quá nhiều sẽ khiến cho các khoáng chất như canxi hay magie bị dư thừa;
  • Tuyệt đối không nên ăn thức ăn từ chùm ngây vào buổi tối vì có thể gây ra mất ngủ, ngủ không ngon;
  • Không nên chế biến cây chùm ngây quá kỹ và chỉ nên nấu với độ chín vừa phải. Bởi vì, nếu nấu quá lâu có thể làm mất đi nhiều giá trị dinh dưỡng do nhiệt độ quá cao.

Tác dụng phụ của cây chùm ngây có thể xảy ra

Trong quá trình sử dụng dược liệu cây chùm ngây, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng bất thường, đó có thể là tác dụng phụ nếu tiêu thụ cây chùm ngây với số lượng quá lớn. Có thể là:

  • Tiêu chảy nhẹ
  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Buồn nôn, nôn
  • Tổn thương gan, thận
  • Tê liệt

Ngoài ra còn một số triệu chứng khác không được chúng tôi liệt kê tại đây. Nếu gặp phải bất kỳ triệu chứng nào trong suốt quá trình sử dụng cây chùm ngây, người bệnh nên tạm ngưng sử dụng và tìm gặp bác sĩ để được trợ giúp.

Các loại thuốc có thể tương tác với cây chùm ngây

Người bệnh cần thận trọng khi sử dụng dược liệu chùm ngây đồng thời với một số loại thuốc khác, đặc biệt là những loại thuốc sau:

  • Thuốc trị huyết áp cao
  • Thực phẩm chức năng bảo vệ gan
  • Thuốc trị bệnh tiểu đường
  • Levothyroxine
Những điểm cần lưu ý khi sử dụng dược liệu cây chùm ngây
Những điểm cần lưu ý khi sử dụng dược liệu cây chùm ngây

Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin về thảo dược cây chùm ngây và một số lưu ý khi sử dụng loại dược liệu này. Tuy nhiên, những thông tin trong bài viết chỉ có giá trị tham khảo và không thay thế chỉ định, lời khuyên hay phương pháp điều trị của y khoa. Do đó, người bệnh trước khi sử dụng bài thuốc từ dược liệu này cần tham khảo ý kiến của lương y, chuyên viên y tế khi sử dụng.

Bạn đọc có thể chưa biết:

Ngày Cập nhật 05/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *