Chữa áp-xe có những phương pháp nào và cần lưu ý những điều gì?

Áp-xe là một bệnh phổ biến và thường gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó tập trung nhiều hơn ở độ tuổi trung niên. Tình trạng tuy bắt đầu đơn giản nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây viêm loét, nhiễm trùng máu, thậm chí nguy hại tới tính mạng. Chính vì vậy, chữa áp-xe bằng phương pháp nào và cần lưu ý những gì được mọi người đặc biệt quan tâm.

Áp-xe có thể gây nguy hiểm nhưng không phải không có cách chữa, thậm chí là nhiều phương pháp chữa khác nhau. Tùy vào kích thước, vị trí bị áp-xe, có thể áp dụng phương pháp Đông y, Tây y, thuốc nam và cả mẹo dân gian để chữa khỏi.

Chữa áp-xe bằng phương pháp nào: Dùng thuốc nam
Chữa áp-xe bằng phương pháp dùng thuốc nam

Chữa áp xe bằng Tây y

Với những ổ áp-xe da nhỏ có thể để chảy dịch tự nhiên hoặc chờ co lại, khô rồi biến mất. Trường hợp áp-xe nhẹ như vậy người bệnh không cần phải điều trị hay đến gặp bác sĩ.

Nhưng với các ổ áp-xe lớn phải cần dùng kỹ thuật chích rạch để dẫn dịch ra ngoài. Lúc này sẽ sử dụng phương pháp Tây y, cụ thể là gây tê ở ổ áp-xe trước khi dùng thủ thuật.

 Kỹ thuật này được thực hiện như sau: 

  • Sát khuẩn bằng dung dịch povidone-iodine, sát khuẩn toàn bộ bề mặt ổ áp-xe và vùng da xung quanh, để khô. Sau đó sử dụng băng vô khuẩn để cách ly ổ áp-xe và vùng da xung quanh với phần còn lại cơ thể.
  • Sử dụng biện pháp gây tê tại chỗ, tiêm Xylocaine xung quanh ổ áp xe. Vị trí tiêm phải cách đường viêm tấy đỏ của ổ áp xe khoảng 1cm. Rạch rộng toàn bộ bề mặt ổ áp-xe rồi lấy dịch mủ từ đó nuôi cấy, làm kháng sinh đồ.
Kỹ thuật chích rạch được dùng phổ biến khi điều trị áp-xe
Kỹ thuật chích rạch được dùng phổ biến khi điều trị áp-xe
  • Sử dụng tiếp kẹp đầu từ đưa vào trong ổ áp-xe, mở rộng hai đầu kẹp nhằm phá vỡ vách ngăn bên trong của ổ áp-xe để tạo điều kiện cho nung mủ và tổ chức hoại tử chảy ra dễ dàng.
  • Tiến hành dùng dao hoặc kéo con kẹp phần tích cắt lọc hết các tổ chức hoại tử ở bên trong ổ áp xe. Sau khi rạch phải bơm rửa ổ áp-xe với nước muối sinh lý và dung dịch oxy già 10%.
  • Đặt gạc dài vào trong ổ áp-xe, lưu ý để một đầu ở bên ngoài để dẫn lưu dịch. Sau đó đặt gạc lên trên bề mặt ổ áp-xe nhằm hấp thụ dịch vết thương và ngăn không cho vật lạ dính vào vết thương. Hằng ngày tiến hành thay băng vết thương cho đến khi khỏi hẳn.
  • Ngoài ra, bệnh nhân còn được chỉ định dùng thuốc an thần, thuốc kháng sinh nếu áp-xe lớn. Xung quanh khu vực áp-xe sẽ được bôi dịch sát khuẩn và đặt khăn vô trùng. Kết thúc tiểu phẫu người bệnh sẽ được kê thuốc giảm đau trong 1-2 ngày.

Chữa áp xe bằng thuốc Đông y

Với những trường hợp áp-xe gan, áp-xe vú… có thể điều trị bằng phương pháp Đông y. Điều trị bằng cách thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tán kết… là phương pháp thường dùng của Đông y.

  • Giai đoạn mới phát có thể dùng bài thuốc Ngân Kiều Tán gia giảm, Ngư Tinh Thảo Kê Áp Phương, Phế Nùng Thang Hợp Tễ, Thanh Nhiệt Bài Nùng Thang…
  • Giai đoạn nung mủ gây sốt cao, ra mồ hôi, ho, thở gấp, nôn ra đờm có mùi hôi hoặc máu… phải lập tức thanh nhiệt, giải độc, hóa ứ, tán kết. Để điều trị có thể dùng bài Thiên Kim Vi Hành Thang, Phức Phương Ngư Cát Thang hoặc Thanh Nhiệt Thác Nùng Thang…
  • Giai đoạn áp-xe vỡ mủ gây sốt, khát, thích uống nước, ho nôn ra mủ, máu hoặc có màu như nước cơm, mùi tanh hôi, ngực cảm giác đầy tức, đau, thở khó, không nằm được… phải điều trị để bài nùng, giải độc, thanh nhiệt, sinh tân. Bài thuốc có thể sử dụng cho giai đoạn này là Cát Cánh Thang hợp Thiên Kim Vi Hành Thang, Cát Cánh Thang Gia Vị hoặc châm cứu. 
  • Ngoài ra, khi bị áp-xe vú có thể sử dụng phương pháp Đông y như đắp thuốc cho mau chín. Phương pháp Đông y được chỉ định chữa như thế nào sẽ phụ thuộc vào vị trí áp-xe cũng như tình trạng bệnh của bệnh nhân.

Chữa áp-xe bằng thuốc nam

Trong một số trường hợp bệnh nhân cũng có thể chữa áp-xe bằng thuốc nam. Một số bài thuốc được sử dụng ở giai đoạn mụn nhọt mới sưng đỏ, nóng mà chưa xuất hiện mủ có thể đến như: trái đu đủ non, lá dâm bụt, lá ớt, lá cúc hoa, củ ráy, hành tăm, mật ong…

Nếu trường hợp áp-xe đã nung mủ, phá mủ có thể dùng bài thuốc gồm có lá táo bánh tẻ hoặc lá cây tiết dê, măng vòi tre non, lá thầu dầu tía.

Giai đoạn vết áp-xe lên da non có thể lấy nghệ vàng đem rửa sạch, giã nát và lọc lấy nước cốt dùng bôi kín lên chỗ da non để tránh để lại sẹo sau này.

Mẹo dân gian chữa áp xe hiệu quả

Mẹo chữa áp-xe dân gian thường được áp dụng cho những trường hợp bị áp-xe vú. Khi đó, người bệnh có thể dùng lá mít hơ nóng, nấu xôi nếp, dùng quả đu đủ non, củ hành tím, lá bắp cải, lá tía tô… hơ nóng và chườm lên vị trí áp-xe.

Dân gian lưu truyền bài thuốc chữa áp-xe bằng lá mít
Dân gian lưu truyền bài thuốc chữa áp-xe bằng lá mít

Trong các phương pháp chữa áp-xe thì phương pháp Tây y, đến gặp bác sĩ khám, chẩn đoán là cách án toàn nhất nên sử dụng.

Sau khi nhận kết quả, tùy vào tình trạng nghiêm trọng của áp-xe mà người bệnh có thể sử dụng những phương pháp chữa tiếp theo. 

Những lưu ý khi chữa áp-xe

Khi người bệnh chữa áp-xe cần phải tùy thuộc vào mức độ nặng, nhẹ, nông hay sâu để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Có thể điều trị áp-xe nội khoa như dùng thuốc hoặc điều trị ngoại khoa như chọc hút, bơm, rửa, dẫn lưu…

Khi điều trị áp-xe phải lưu ý dùng kháng sinh sớm, mạnh và đủ liều
Khi điều trị áp-xe phải lưu ý dùng kháng sinh sớm, mạnh và đủ liều

Khi chữa áp-xe cần dùng kháng sinh sớm mạnh và đủ liều. Ở giai đoạn đầu có thể chưa có kết quả kháng sinh đồ, lúc này phải dựa vào phác đồ điều trị của Bộ Y tế. Tuy nhiên, sau khi đã có kết quả kháng sinh đồ thì bệnh nhân nên dựa vào đó để lựa chọn thuốc kháng sinh sao cho phù hợp.  Cùng với đó cần điều trị những triệu chứng như hạ sốt, giảm đau và nâng cao thể trạng, chất điện giải, bù nước. Nhất là với trẻ nhỏ và người cao tuổi.

Trên đây là những thông tin về các phương pháp chữa áp-xe phổ biến hiện nay cũng như những lưu ý khi chữa áp-xe. Hy vọng với những kiến thức này có thể giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh này. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

Ngày Cập nhật 05/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *