Đau Dây Thần Kinh Liên Sườn Khi Mang Thai Và Những Điều Cần Biết

Đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai thường xảy ra khi hệ thống dây thần kinh này bị tổn thương do chèn ép quá mức, bệnh gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe của thai phụ. Khi gặp phải tình trạng, này mẹ bầu cần phải có các biện pháp chăm sóc và cải thiện hợp lý để tránh gây áp lực lên thai nhi, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé và sức khỏe của mẹ.

Đau dây thần kinh liên sườn xảy ra khi chúng bị chèn ép quá mức và xuất hiện cơn đau
Đau dây thần kinh liên sườn xảy ra khi chúng bị chèn ép quá mức và xuất hiện cơn đau

Nguyên nhân gây đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai

Khi mang thai cơ thể của người phụ nữ có rất nhiều sự biến đổi, gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe như đau dây thần kinh liên sườn, đau dây thần kinh tọa,… Đau dây thần kinh liên sườn là tình trạng đau nhức xảy ra ở các rễ thần kinh liên sườn do bị tổn thương hoặc chèn ép quá mức. Hệ thống thần kinh này có xuất phát từ tủy ngực, chạy dọc theo xương sườn kết hợp với động mạch và tĩnh mạch để tạo thành các bó mạch.

Đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai là tình trạng xảy ra khá phổ biến ở các thai phụ đang bước vào những tháng cuối của thai kỳ. Bệnh xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng phổ biến là do sự thay đổi nồng độ hormone bên trong cơ thể, sự chèn ép của tử cung do quá trình giãn nỡ hoặc nhiễm virus  Herpes Zoster,…

  • Sự thay đổi hormone khi mang thai cũng là một trong nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau dây thần kinh liên sườn khá phổ biến. Trong khoảng thời gian mang thai cơ thể người phụ nữ sẽ có sự thay đổi về nồng độ hormone gây rối loạn và dẫn đến tình trạng tích nước bên trong cơ thể. Điều này sẽ khiến hệ thống dây thần kinh liên sườn bị chèn ép quá mức dẫn đến tình trạng đau nhức.
  • Trong quá trình mang thai, cơ thể người phụ nữ sẽ sản sinh ra nhiều hormone relaxin nhằm nới lỏng liên kết của các khớp để tạo điều kiện cho thai nhi phát triển. Điều này làm cho chức năng bảo vệ của các khớp bị suy giảm, các dây thần kinh dễ bị tổn thương gây đau nhức.
  • Khi mang thai, trọng lượng của thai nhi và cơ thể người mẹ sẽ tăng dần theo thời gian, khiến hệ thống dây thần kinh liên sườn phải chịu một sức ép khá lớn và gây ra các cơn đau nhức khó chịu
  • Vào những tháng cuối của thai kỳ, cơ thể người mẹ sẽ có sự gia tăng kích thước ở vòng một và tử cung sẽ giãn nở để phục vụ cho quá trình sinh thường. Điều này sẽ khiến cho không gian của liên sườn bị thu hẹp lại, gây chèn ép lên các dây thần kinh dẫn đến đau nhức.
  • Nhiễm virus Herpes Zoster: Khi cơ thể thai phụ bị zona thần kinh do nhiễm phải virus Herpes Zoster sẽ gây ra các cơn đau rát và nổi mụn nước ở hệ thống dây thần kinh liên sườn. Bệnh có thẻ kéo dài từ vài tháng cho đến vài năm nhưng không gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
  • Trong quá trình mang thai nếu mẹ bầu làm việc quá sức hoặc khuân vác đồ vật nặng cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau dây thần kinh liên sườn. Ngoài ra bệnh cũng có thể hình thành khi cơ thể thai phụ đang mắc các bệnh lý như thoái hóa cột sống, lao cột sống, tiểu đường thai kỳ, viêm đa dây thần kinh…

Triệu chứng đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai

Chuyên gia cho biết, đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai thường rất khó nhận biết thông qua các triệu chứng ban đầu. Điều này khiến cho bệnh có nguy cơ chuyển biến nặng hình thành nên các cơn đau nhức dữ dội ảnh hưởng đến đời sống của người mẹ. Việc phát hiện bệnh ngay từ giai đoạn sớm sẽ khiến cho việc điều trị khắc phục triệu chứng của bệnh dễ dàng hơn. Ngược lại nếu bệnh đã diễn ra trong thời gian khá dài mà không được can thiệp đúng cách sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mẹ và bé, đồng thời gây khó khăn cho việc điều trị.

Dưới đây là các triệu chứng thường gặp khi bị đau dây thần kinh liên sườn mẹ có thể chú ý, sớm phát hiện để có các biện pháp can thiệp kịp thời:

  • Đau là triệu chứng điển hình khi thai phụ bị đau dây thần kinh liên sườn. Cơn đau ban đầu sẽ xuất hiện và tập trung ở một bên sườn, theo thời gian cơn đau sẽ diễn ra kéo dài và lan rộng ra phía sau lưng.
  • Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ bệnh trạng của mỗi người mà cơn đau có thể xuất hiện âm ỉ, đau rát, đau nhức hoặc dữ dội.
  • Cơn đau chỉ xuất hiện ở một bên cơ thể, thường là dây thần kinh liên sườn bên trái và trở nên nghiêm trọng hơn khi mẹ bầu thay đổi tư thế, nói to, hắt hơi hoặc hít thở sâu.
  • Càng về cuối thai kỳ, em bé sẽ phát triển nhanh chóng về trọng lượng, đồng thời ngực và tử cung sẽ giãn nở rộng hơn để chuẩn bị cho quá trình sinh. Điều này khiến cho hệ thống dây thần kinh liên sườn bị chèn ép nhiều hơn, cảm giác đau nhức sẽ diễn ra kéo dài và dai dẳng.
  • Ở những trường hợp đau dây thần kinh liên sườn do zona thần kinh sẽ đi kèm theo triệu chứng nổi mụn nước ở vị trí có dây thần kinh đi qua, theo thời gian chúng sẽ vỡ ra, khô lại và bong tróc vảy.
Cơn đau dây thần kinh liên sườn khiến mẹ bầu khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé
Cơn đau dây thần kinh liên sườn khiến mẹ bầu khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé

Đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai có nguy hiểm không?

Theo bác sĩ chuyên khoa, đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai nếu diễn ra kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của thai phụ và sự an toàn của thai nhi như:

  • Đau nhức khó chịu: Các cơn đau nhức diễn ra kéo dài khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ,… Điều này sẽ khiến cơ thể mẹ dần bị suy nhược, làm suy giảm sức đề kháng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển bình thường của thai nhi.
  • Khả năng di chuyển bị hạn chế: Vào những tháng cuối của thai kỳ cơn đau sẽ xuất hiện một các thường xuyên và dữ dội hơn. Ở một số trường hợp thai phụ sẽ không có khả năng di chuyển bình thường mà phải nằm bất động một chỗ, ảnh hưởng lớn đến vận động của mẹ.
  • Tác động xấu đến thai nhi: Những trường hợp đau dây thần kinh liên sườn nghiêm trọng thì bắt buộc mẹ bầu phải sử dụng thuốc để điều trị. Tuy nhiên, các loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm khi sử dụng cho thai phụ sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi.

Đau dây thần kinh liên sườn nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể mẹ dần bị suy nhược, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và cả sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, ngay khi thấy bản thân có xuất hiện các triệu chứng trên mẹ nên tiến hành thăm khám và khắc phục ngay từ giai đoạn đầu.

Phương pháp chữa đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai

Điều trị và kiểm soát bệnh là việc làm hết sức cần thiết ở thai phụ khi bị đau dây thần kinh liên sườn. Đối với bà bầu, việc sử dụng thuốc Tây để chữa bệnh sẽ bị hạn chế, đặc biệt là các loại thuốc uống toàn thân để tránh tác động xấu đến thai nhi. Thay vào đó, mẹ nên áp dụng các biện pháp khác an toàn hơn để điều trị bệnh như:

Ngồi và đi đứng đúng tư thế

Tư thế ngồi và đi đứng có tác động trực tiếp đến hệ thống xương khớp và các dây thần kinh bên trong cơ thể, đặc biệt là dây thần kinh liên sườn. Thói quen hoạt động đúng tư thế sẽ giúp mẹ bầu kiểm soát được tần suất xuất hiện của các cơn đau nhức để tránh ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, mẹ bầu nên thực hiện đúng tư thế khi đi đứng và ngồi để tránh gây ảnh hưởng đến xương khớp bằng cách:

  • Kê một chiếc gối nhỏ vào thắt lưng khi ngồi để giữ cân bằng ở vùng cột sống, sử dụng gối dành riêng cho bà bầu khi nằm.
  • Sử dụng đai nâng đỡ bụng bầu để giảm bớt áp lực lên cơ thể mẹ, từ đó mẹ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn trong việc đi đứng và di chuyển.

Xoa bóp, liệu pháp nhiệt

Xoa bóp, chườm lạnh, chườm nóng là những biện pháp vật lý trị liệu có tác dụng hỗ trợ điều trị đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai rất tốt. Việc xoa bóp sẽ có tác dụng làm giãn nở các dây thần kinh bên trong cơ thể, thúc đẩy quá trình lưu thông máu từ đó cơn đau sẽ được kiểm soát một cách tốt hơn. Mẹ có thể tự massage tại nhà ở vùng bụng theo các chuyển động tròn hoặc đến các trung tâm spa chuyên nghiệp dành cho bà bầu để thực hiện.

Ngoài ra, việc chườm nóng chườm lạnh khi cơn đau xuất hiện cũng có tác dụng giảm đau nhức rất hiệu quả. Tùy thuộc vào từng trường hợp và triệu chứng của bệnh mà mẹ bầu nên lựa chọn phương pháp chườm sao cho phù hợp để  mang lại hiệu quả tốt nhất:

  • Chườm lạnh: Áp dụng khi xuất hiện các cơn đau nhức đi kèm với nóng rát, sưng viêm. Nhiệt độ lạnh từ túi chườm sẽ có tác dụng làm tiêu viêm, tê liệt dây thần kinh và giảm đau hiệu quả.
  • Chườm nóng: Áp dụng cho những trường hợp cơn đau xuất hiện âm ỉ kéo dài đi kèm sưng viêm do mạch máu bị co thắt gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu. Nhiệt lượng nóng từ túi chườm sẽ có tác dụng làm giãn nở mạch máu, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu bên trong cơ thể giúp giảm đau hiệu quả.
Chườm nóng, chườm lạnh là liệu pháp giảm đau dây thần kinh liên sườn rất hiệu quả
Chườm nóng, chườm lạnh là liệu pháp giảm đau dây thần kinh liên sườn rất hiệu quả

Tiến hành luyện tập yoga

Tập yoga là một trong những phương pháp có tác dụng rất tốt đối với mẹ bầu. Các động tác nhẹ nhàng trong yoga sẽ tác động lên hệ thống dây thần kinh, xương khớp và gân cốt từ đó giúp đẩy lùi cơn đau một cách hiệu quả, đồng thời ngăn chặn chúng xuất hiện trong suốt quá trình mang thai. Ngoài ra, các bài tập này còn có tác dụng cải thiện sức khỏe và độ dẻo dai của xương khớp, giúp mẹ bầu có thể phòng tránh được nhiều bệnh lý về xương khớp khác trong suốt quá trình mang thai. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên duy trì thói quen tập luyện yoga vào 3 tháng cuối của thai kỳ để quá trình sinh nở diễn ra dễ dàng hơn.

Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác ĩ

Ở những trường hợp đau dây thần kinh liên sườn gây ra các cơn đau nhức dữ dội khiến mẹ không chịu nổi, gây ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động thì bạn nên nên đến gặp bác sĩ thăm khám để được hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị đúng cách. Một số loại thuốc thường được sử dụng để chữa đau dây thần kinh liên sườn cho mẹ bầu là:

  • Thuốc kháng khuẩn, chống viêm tác dụng tại chỗ được sử dụng dưới dạng bôi ngoài da.
  • Ưu tiên sử dụng các bài thuốc Đông y có nguồn gốc từ các loại thảo dược thiên nhiên rất an toàn, lành tính và không gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Đối với những trường hợp mẹ bầu bị đau dây thần kinh liên sườn do zona thần kinh gây ra thì không cần phải tiến hành điều trị. Các triệu chứng của bệnh có thể tự khỏi sau khoảng 2 tuần, mụn nước sẽ dần khô lại, đóng vảy và bong tróc. Nếu sau khi áp dụng các biện pháp trên mà tình trạng đau dây thần kinh vẫn tiếp tục diễn ra kéo dài thì việc điều trị sẽ được tiến hành sau khi mẹ bầu sinh con.

Lưu ý dành cho bà bầu khi bị đau dây thần kinh liên sườn

Dưới đây là một số điều mẹ bầu cần lưu ý khi bị đau dây thần kinh liên sườn nhằm kiểm soát và ngăn chặn các triệu chứng của bệnh tiến triển nặng hơn:

  • Chú ý đi đứng đúng tư thế, hạn chế ngồi thẳng, khom lưng và ngồi quá lâu. Tốt nhất, chị em nên đứng dậy hoặc vận động tay chân nhẹ nhàng sau thời gian dài ngồi để máu huyết lưu thông tốt hơn.
  • Lựa chọn các trang phụ rộng rãi để tránh gây áp lực lên vùng bụng, giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Nên tắm rửa bằng nước ấm để quá trình lưu thông máu bên trong cơ thể diễn ra dễ dàng hơn, từ đó giúp giảm đau và hạn chế cơn đau xuất hiện rất hiệu quả.
  • Mẹ bầu có thể pha một chút mật ong vào sữa đậu nành sử dụng để uống vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ sẽ có tác dụng điều trị đau dây thần kinh liên sườn rất hiệu quả. Thành phần dưỡng chất bên trong thức uống này sẽ có tác dụng làm giãn nở dây thần kinh liên sườn và giảm đau một cách nhanh chóng.
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể mẹ trong suốt quá trình mang thai, đặc biệt canxi và các thành phần khoáng chất tốt cho xương khớp. Nên tăng cường sử dụng các loại rau củ quả có chứa thành phần acid panthothenics và các loại vitamin cần thiết để giảm đau và ngừa viêm hiệu quả như củ cải đường, cà rốt, dứa, táo,…
  • Nên thường xuyên luyện tập thể dục trong suốt quá trình mang thai để khỏe mạnh suốt thai kỳ. Chỉ nên tập các bài tập phù hợp với bà bầu, bố hãy đưa mẹ đến các trung tâm tập luyện dành cho bà bầu để được hướng dẫn cụ thể về cách tập luyện sao cho đúng.
Khi bị đau dây thần kinh liên sườn mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ tiến hành thăm khám và điều trị
Khi bị đau dây thần kinh liên sườn mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ tiến hành thăm khám và điều trị

Trên đây là các thông tin về tình trạng đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về bệnh. Việc điều trị bệnh trong suốt quá trình mang thai chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Vì vậy, khi gặp phải tình trạng này thai phụ nên chú ý xây dựng cho bản thân chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, điều này giúp mẹ có thể kiểm soát cơn đau để sống chung với bệnh một cách thoải mái nhất.

Có thể bạn quan tâm:

XEM THÊM

Ngày Cập nhật 06/03/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *