Đĩa đệm nhân tạo là gì? Có nên phẫu thuật thay đĩa đệm

Đĩa đệm nhân tạo là một thiết bị được sử dụng để thay thế cho đĩa đệm của cơ thể người trong trường hợp đĩa đệm bị chấn thương nặng và không thể khôi phục bằng mọi phương pháp điều trị. Vậy cụ thể đĩa đệm nhân tạo là gì? Có nên phẫu thuật thay đĩa đệm không? Khi thay đĩa đệm cần lưu ý những gì? Thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề này.

Đĩa đệm nhân tạo là gì? Có nên phẫu thuật thay đĩa đệm
Tìm hiểu đĩa đệm nhân tạo là gì? Có nên phẫu thuật thay đĩa đệm không? Khi thay đĩa đệm cần lưu ý những gì?

Đĩa đệm nhân tạo là gì?

Đĩa đệm tồn tại trong cơ thể người chính là một cấu trúc mềm. Chúng được xác định nằm tại hai đốt sống riêng lẻ của cột sống. Bên cạnh đó đĩa đệm được hình thành từ mô sụn. Bên trong của đĩa đệm là lớp nhân. Phần bên ngoài của đĩa đệm là lớp annulus. Cột sống có thể uốn cong nhờ tính linh hoạt và khả năng vốn có của đĩa đệm.

Đối với đĩa đệm nhân tạo, chúng là một thiết bị được các nhà nghiên cứu tạo ra để thay thế cho những hoạt động, chức năng của một đĩa đệm bình thường trong cơ thể người. Khi đĩa đệm của bạn bị chấn thương nghiêm trọng và không có khả năng hồi phục bằng bất kỳ một phương pháp điều trị nào, bác sĩ chuyên khoa sẽ cấy thiết bị này vào cột sống của bạn. Khi được đưa vào cơ thể, đĩa đệm nhân tạo sẽ bắt chước các chức năng và hoạt động tương tự như một đĩa đệm bình thường.

Đĩa đệm nhân tạo thường được làm bằng nhựa hoặc kim loại hoặc cả nhựa và kim loại. Thiết bị này được phân thành hai loại chung. Đó là đĩa đệm nhân tạo chỉ mang tác dụng thay thế nhân giữa và đĩa đệm nhân tạo mang tác dụng thay thế toàn bộ đĩa đệm. Đối với trường hợp chỉ thay thế nhân đĩa, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ loại bỏ phần trung tâm của đĩa đệm, giữ nguyên phần bên ngoài. Sau đó thay thế chúng bằng việc cấy ghép.

Nổi tiếng suốt hơn 150 năm, bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm của nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã giúp HÀNG TRĂM ngàn bệnh nhân dứt điểm bệnh mà không cần đụng "DAO KÉO".

Đối với trường hợp thay thế toàn bộ đĩa đệm, hầu hết các mô của đĩa đệm hoặc tất cả các mô đều bị bác sĩ loại bỏ. Sau đó, ngay tại khoảng trống giữa những đốt sống, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành cấy vào một thiết bị thay thế.

Trên thực tế, ngoài hai dạng trên, trong Y khoa còn tồn tại một dạng đĩa đệm nhân tạo khác. Chúng được thiết kế để dàng riêng cho cột sống cổ. Tuy nhiên cả 3 thiết kế này thường chỉ có tuổi thọ trong một khoảng thời gian ngắn. Một số thiết bị khác vẫn đang được thiết kế và thử nghiệm để đánh giá tại Hoa Kỳ.

Đĩa đệm nhân tạo là gì?
Đĩa đệm nhân tạo là một thiết bị được các nhà nghiên cứu tạo ra để thay thế cho những hoạt động, chức năng của một đĩa đệm bình thường trong cơ thể người

Có nên phẫu thuật thay đĩa đệm?

Để trả lời cho câu hỏi có nên phẫu thuật thay đĩa đệm không, chúng ta cần phải xem xét bằng cách dựa vào tình trạng sức khỏe của người bệnh. Đối với từng loại cấy ghép, chỉ định phẫu thuật thay thế đĩa đệm có thể không giống nhau. Thông thường bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bệnh nhân phẫu thuật thay thế đĩa đệm khi:

  • Tình trạng sức khỏe, bệnh thoát vị đĩa đệm của bệnh nhân phát triển theo chiều hướng xấu khiến chức năng vận động của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng hoặc bị đe dọa.
  • Những phương pháp điều trị bảo tồn như vật lý trị liệu, sử dụng thuốc uống, thuốc tiêm… không thể đáp ứng được những triệu chứng của người bệnh.

Trước khi yêu cầu bệnh nhân tiến hành phẫu thuật thay đĩa đệm, bác sĩ sẽ xem xét mức độ tổn thương của đĩa đệm bằng cách yêu cầu người bệnh chụp cộng hưởng từ MRI. Ngoài ra để xác định rõ vấn đề, quy trình Discography (CT hoặc tiêm thuốc nhuộm vào đĩa và tiến hành chụp X-quang) sẽ được bác sĩ triển khai. Từ những xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh nêu trên, bác sĩ sẽ xác định được mức độ phát triển bệnh lý, mức độ tổn thương đĩa đệm. Sau đó đưa ra câu trả lời có nên phẫu thuật thay đĩa đệm hay không.

Tuy nhiên, trên thực tế tồn tại một vài trường hợp không thể tiếp nhận một đĩa đệm nhân tạo. Trường hợp này xuất hiện là do một số điều kiện sức khỏe sau:

  • Loãng xương
  • Thoái hóa cột sống
  • Cơ thể có những vấn đề tự miễn
  • Dị ứng với những vật liệu hình thành nên thiết bị nhân tạo
  • Mang thai
  • Gãy thân cột sống
  • Nhiễm trùng cột sống
  • Có khối u ở cột sống
  • Bệnh nhân đang trong thời gian điều trị các bệnh mãn tính bằng Steroid.
Có nên phẫu thuật thay đĩa đệm?
Bệnh nhân có nên tiến hành phẫu thuật thay đĩa đệm không?

Đĩa đệm nhân tạo có tuổi thọ là bao lâu?

Hiện tại vẫn chưa có một nghiên cứu cũng như một thông tin cụ thể nào đề cập đến tuổi thọ của một đĩa đệm nhân tạo. Bởi việc đo tuổi thọ của thiết bị còn phụ thuộc rất nhiều vào những yếu tố gồm: Khả năng thích nghi của người bệnh sau khi phẫu thuật cấy ghép, khả năng tương thích với thiết bị, trình độ và kinh nghiệm của bác sĩ thực hiện phẫu thuật, sự luyện tập của bệnh nhân…

Thông thường, sau khi phẫu thuật thay đĩa đệm, nếu tình trạng sức khỏe của người bệnh ổn định, không trật, không trượt đĩa đệm, không có hiện tượng nhiễm trùng, cơ thể vận động bình thường thì bệnh nhân không cần phải tiến hành thăm khám và thay lại đĩa đệm.

Những điều cần lưu ý khi phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo

Việc phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo chỉ được tiến hành khi bệnh nhân đã thực hiện tất cả những xét nghiệm chẩn đoán bệnh lý và mức độ tổn thương của đĩa đệm. Đồng thời bác sĩ chuyên khoa và bệnh nhân phải cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích mà phương pháp này mang lại và các rủi ro có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Ngoài ra, chi phí cho một lần phẫu thuật thay đĩa đệm thường rất lớn. Chính vì thế không phải bệnh nhân nào cũng có thể đáp ứng.

Tương tự như những dạng phẫu thuật cột sống, xương khớp hoặc bất kỳ bộ phận nào khác, phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo sẽ khiến người bệnh tăng nguy cơ mắc phải một hoặc nhiều rủi ro sau:

  • Tổn thương mạch máu
  • Nhiễm trùng
  • Chấn thương thần kinh
  • Trật khớp hoặc vỡ thiết bị
  • Hao mòn vật liệu thiết bị
  • Tổn thương cấu trúc tiết niệu
  • Rối loạn chức năng tình dục.
Những điều cần lưu ý khi phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo
Tương tự như những dạng phẫu thuật cột sống, xương khớp hoặc bất kỳ bộ phận nào khác, phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo sẽ khiến người bệnh tăng nguy cơ mắc phải một hoặc nhiều rủi ro

Đĩa đệm nhân tạo có khả năng hoạt động và mang vai trò tương tự như một đĩa đệm thông thường. Tuy nhiên khả năng chống đỡ cũng như khả năng chịu lực sẽ kém hơn. Chính vì thế sau khi phẫu thuật thay đĩa đệm người bệnh cần phải luôn chú ý đến những hoạt động sinh hoạt thường ngày.

Bệnh nhân sau khi phẫu thuật tuyệt đối không được vận động hoặc chơi những môn thể thao quá mạnh. Hơn thế bạn cần tránh mang vác vật nặng, tránh mang vác những vật dụng cồng kềnh. Việc cẩn thận trong các hoạt động sinh hoạt sẽ giúp bạn phòng ngừa sự xuất hiện của những rủi ro và các vấn đề không mong muốn.

Bài viết là thông tin cơ bản giúp bạn đọc giải đáp câu hỏi “Đĩa đệm nhân tạo là gì? Có nên phẫu thuật thay đĩa đệm? Khi thay đĩa đệm cần lưu ý những gì?”. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Do đó nếu có thắc mắc về vấn đề nào hoặc muốn tìm hiểu thêm thông tin về đĩa đệm nhân tạo, người bệnh cần liên hệ và trao đổi ý kiến cùng với bác sĩ chuyên khoa. Chúng tôi không đưa ra những thông tin, lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị thay cho bác sĩ hoặc những người có trình độ chuyên môn.

Ngày Cập nhật 23/06/2022

Bác Lê Văn Hà (64 tuổi) ở phố Thuốc Bắc, Hà Nội sau nhiều năm sống chung với căn bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống đã tìm thấy "ánh sáng", thoát khỏi tình trạng đau nhức dai dẳng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *