Từng bị gọi là “con hủi” vì viêm da dầu, bạn Trần Kiều Dung đã phải vật lộn tìm cách điều trị. Cuối cùng, cô gái nhỏ nhắn cũng tìm được An Bì Thang - Giải pháp loại bỏ căn bệnh này, tìm lại vẻ ngoài xinh đẹp và sự tự tin trong cuộc sống.

Bệnh nấm da đầu có chữa khỏi được không?

Có không ít người tái đi tái lại bệnh nấm da đầu hoặc mắc bệnh này kéo dài trong nhiều năm. Điều đó khiến nhiều người thắc mắc là bệnh nấm da đầu có chữa khỏi được không.

Nấm da đầu có chữa được không cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh.
Nấm da đầu có chữa được không cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh.

Nấm da đầu có thể chữa khỏi

Nấm da đầu là bệnh truyền nhiễm. Tác nhân gây bệnh là nấm Microsporum và Trichophyton. Điều này cũng có nghĩa là bệnh rất dễ lây lan. Tuy nhiên, nấm da đầu không gây nguy hiểm và có thể chữa khỏi hoàn toàn.

Ngay cả khi bị nấm da đầu lâu năm thì vẫn có những giải pháp chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này. Thế nhưng, người bệnh sẽ phải mất nhiều thời gian, công sức và cả chi phí cho việc điều trị.

Thực tế những trường hợp phải sống lâu năm với bệnh này hoặc tái phát là do nhiều yếu tố tác động. Bản thân người bệnh nếu thực hiện theo những lưu ý của bác sĩ trong quá trình điều trị và giai đoạn sau đó thì bệnh vẫn sẽ khỏi hoàn toàn. Trường hợp thời gian chữa trị kéo dài đa số là do để quá lâu, thậm chí đến khi bệnh chuyển sang mạn tính mới gặp bác sĩ.

Chính vì thế mới có thắc mắc là nấm da đầu có chữa khỏi được không. Các chuyên gia đã khẳng định chắc chắn rằng có thể. Vì thế, bạn không cần băn khoăn về vấn đề này nữa. Thay vào đó, hãy dành thời gian tìm hiểu về các phương pháp điều trị cũng như hậu quả nếu để bệnh tình kéo dài quá lâu.

Nấm da đầu hoàn toàn có thể chữa khỏi bằng cách dùng thuốc và lưu ý lại chế độ sinh hoạt, ăn uống của bản thân.
Nấm da đầu hoàn toàn có thể chữa khỏi bằng cách dùng thuốc và lưu ý lại chế độ sinh hoạt, ăn uống của bản thân.

Hậu quả nếu để bệnh nấm da đầu lâu không điều trị

Nấm da đầu ở dạng nhẹ không ảnh hưởng đến sức khỏe. Nó chỉ khiến người ta cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng phần nào đến chất lượng cuộc sống. Cũng chính vì điều này mà nhiều người chủ quan không chữa bệnh ngay từ đầu.

Một khi bệnh kéo dài nhiều năm, việc điều trị sẽ rất khó khăn. Đồng thời các tổn thương trên da đầu cũng sẽ mất nhiều thời gian hơn để hồi phục lại như bình thường. Ngoài ra, những người bị nấm da đầu kéo dài và không được điều trị đúng cách còn rất dễ bị suy tuyến giáp và hói đầu.

Điều đáng lo hơn là bệnh nấm da đầu không được điều trị kịp thời rất để dẫn đến Kerion (một dạng áp xe do nấm gây ra). Tình trạng này bắt nguồn từ quá trình tích tụ tế bào chết trên da, đặc biệt là ở những nang tóc. Nó gây cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu. Người bệnh rất dễ không làm chủ được hành động của mình dẫn đến cào gãy quá mức và tổn thương da. Những vết thương hở sẽ tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn xâm nhập sâu vào lớp biểu bì gây nhiễm trùng.

Biểu hiện của Kerion không chỉ là các vết nứt ở da đầu mà còn là tình trạng sưng phồng và chảy mủ. Dịch tiết có thể có màu vàng hoặc xanh nhạt. Nó rất dễ gây ghẻ trên da đầu. Thậm chí nghiêm trọng hơn là nhiễm trùng máu và dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Biểu hiện một người bị Kerion dạng nhẹ.
Biểu hiện một người bị Kerion dạng nhẹ.

Chẩn đoán bệnh nấm da đầu

Nấm da đầu có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nó cần được điều trị đúng phương pháp. Tình trạng tổn thương trên da đầu do nấm và một số bệnh lý khác rất dễ bị nhầm lẫn với nhau. Do đó, nếu tự ý điều trị ở nhà hoặc bỏ qua các bước chẩn đoán bệnh cơ bản thì phương hướng chữa bệnh rất dễ bị sai lệch.

Việc chẩn đoán bệnh nấm da đầu cần dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và kết quả xét nghiệm cận lâm sàng. Thông qua đó, ngoài mục đích xác định chính xác một trường hợp nào đó có phải bị nấm da đầu hay không, các bác sĩ còn biết được tình trạng bệnh và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Dựa vào dấu hiệu lâm sàng

Người bị nấm da đầu sẽ có các dấu hiệu lâm sàng như sau:

  • Xuất hiện các nốt đỏ có kích thước nhỏ rải rác khắp da đầu;
  • Da tiết nhiều bã nhờn;
  • Lớp sừng bong tróc liên tục. Nó tạo thành các mảng vảy trắng có kích thước lớn nhỏ khác nhau;
  • Tóc rụng nhiều và có xu hướng ngày càng tăng;
  • Ngứa ngáy và khó chịu trên da đầu;
  • Trường hợp nặng, các nốt đỏ sẽ lớn và chứa dịch nhầy bên trong. Đồng thời, da đầu sẽ bị mất tóc thành từng mảng. Tóc cũng sẽ bị đứt gãy gần gốc với số lượng rất nhiều.

Kỹ thuật cận lâm sàng

Các bác sĩ sẽ lấy mẫu vẩy bong tróc từ da đầu của bệnh nhân để nuôi cấy trong môi trường đạm thạch. Mục đích là xác định loại nấm đang gây bệnh để có phác đồ điều trị hiệu quả nhất.

Ngoài ra, trong một số trường hợp nặng, người bệnh có thể được yêu cầu xét nghiệm máu. Điều này giúp các bác sĩ biết được tình trạng nhiễm trùng đã đi vào máu hay chưa.

Bên cạnh dựa vào các dấu hiệu lâm sàng, để chẩn đoán chính xác hơn bệnh nấm da đầu sẽ cần đến kỹ thuật nuôi cấy mẫu bệnh trong ống nghiệm.
Bên cạnh dựa vào các dấu hiệu lâm sàng, để chẩn đoán chính xác hơn bệnh nấm da đầu sẽ cần đến kỹ thuật nuôi cấy mẫu bệnh trong ống nghiệm.

Các cách chữa bệnh nấm da đầu

Trị nấm da đầu bằng thuốc tân dược

Việc sử dụng thuốc tân dược điều trị nấm da đầu cần có sự đồng ý của bác sĩ. Tự ý dùng có thể khiến bệnh tình thêm trầm trọng và dễ bị nhiều tác dụng phụ. Thuốc Tây y chữa nấm da đầu có ưu điểm là tác dụng nhanh và tiện lợi. Tuy nhiên, nó thường đi kèm một số tác dụng phụ.

Đối với những trường hợp bị nấm da đầu, nếu chỉ bôi thuốc ngoài da thì hiệu quả điều trị bệnh không cao. Kết hợp với đó, người bệnh phải dùng dạng uống. Có nhiều loại thuốc chống nấm da đầu dạng uống. Tiêu biểu như:

  • Griseofulvin:

Hiệu quả cao trường hợp nấm gây bệnh là Microsporum. Cần dùng liên tục trong 6 – 8 tuần. Người bệnh nên thực hiện chế độ dinh dưỡng nhiều chất béo khi dùng thuốc này. Griseofulvin không dùng cho đối tượng bị nấm da đầu là trẻ em vì nó dễ gây đau bụng và buồn nôn;

  • Terbinafine, Itraconazole hoặc Fluconazole:

Được đánh giá cao về hiệu quả khi bệnh có nguyên nhân do nấm Trichophyton. Thời gian điều trị bằng thuốc kéo dài từ 2 – 4 tuần. 

Mọi loại thuốc tân dược chữa nấm da đầu cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Mọi loại thuốc tân dược chữa nấm da đầu cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Xem thêm: Các loại thuốc đặc trị nấm da đầu thông dụng nhất

Phương pháp dân gian chữa nấm da đầu

Có khá nhiều phương pháp dân gian chữa nấm da đầu. Tuy nhiên, hầu hết các cách điều trị này chỉ có hiệu quả trong trường hợp bệnh nhẹ. Chữa nấm da đầu theo kinh nghiệm dân gian có ưu điểm là dễ thực hiện, an toàn, chi phí thấp và hiệu quả kéo dài. Tuy nhiên, nhiều phương pháp vẫn chưa được chứng minh rõ ràng về cơ sở khoa học. Đồng thời, người bệnh cần kiên trì thực hiện trong một thời gian nhất định mới đạt được hiệu quả điều trị bệnh.

Chính vì thế, khi chữa nấm da đầu bằng phương phương pháp dân gian, bạn cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc. Nhất là khi đang điều trị theo phác đồ thuốc tân dược. Mục đích là tránh tương tác thuốc và dùng thuốc không phù hợp với cơ địa.

Các phương pháp chữa nấm da đầu theo kinh nghiệm dân gian phổ biến là:

  • Gội đầu bằng nước cốt chanh:

Cách điều trị này đến từ khả năng sát khuẩn mạnh và chống oxy hóa của quả chanh. Sau khi dùng nước cốt chanh gội đầu thì xả lại bằng nước sạch;

  • Dùng bồ kết:

Trái bồ kết khô sau khi nướng thơm thì nấu nước gội đầu. Cách này giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng của bệnh và giúp tóc chắc khỏe hơn;

  • Hương nhu trắng:

Loại dược liệu này khi dùng gội đầu sẽ giảm lượng dầu tiết ra trên da. Đồng thời, nó còn có tác dụng trị nấm và giúp vùng da bị tổn thương nhanh chóng được hồi phục;

Đa số các phương pháp dân gian chữa nấm da đầu chỉ góp phần cải thiện triệu chứng.
Đa số các phương pháp dân gian chữa nấm da đầu chỉ góp phần cải thiện triệu chứng.
  • Đu đủ vừa chín:

Dùng để ủ tóc. Các thành phần trong loại trái cây này có tính chống viêm và diệt nấm. Do đó, nó có thể cải thiện được tình trạng nấm da đầu;

  • Dùng bia chữa nấm da đầu:

Ủ tóc với bia là phương pháp dân gian chữa nấm da đầu. Bia sau khi bay hết gas thì thoa lên tóc. Dùng khăn nóng ủ trong khoảng 15 phút rồi xả lại bằng nước sạch. Cách làm này được nhiều người cho rằng có thể diệt nấm và kích thích tóc mọc nhanh hơn;

  • Hoa ngũ sắc:

Dùng hoa ngũ sắc gội đầu có thể chữa được tình trạng nấm da đầu. Nguyên nhân là thành phần của loại hoa này có tác dụng kháng khuẩn. Bên cạnh đó, tóc cũng sẽ mượt hơn khi dùng loại dược liệu này. Sau khi gội đầu bằng hoa ngũ sắc, bạn không cần phải xả lại bằng nước sạch.

Xem thêm: Những cây thuốc trị nấm da đầu dễ kiếm nhưng ít người biết

Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chữa nấm da đầu

Như vậy, nấm da đầu có chữa khỏi được không thì câu trả lời là có. Tuy nhiên, chữa khỏi hoàn toàn hay không, thời gian điều trị nhanh hay chậm là còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Tiêu biểu trong số đó là: vấn đề vệ sinh cá nhân; tiếp xúc với mầm bệnh; chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng.

Vệ sinh cá nhân

Giữ vệ sinh da đầu là cách phòng và hỗ trợ điều trị bệnh nấm da đầu căn bản. Bạn cần giữ cho da đầu khô thoáng, nhất là vào những khi thời tiết nắng nóng. Sau khi gội đầu hoặc đi mưa về cần làm khô tóc ngay. Bên cạnh đó, bạn không nên đội mũ quá chặt và quá lâu. Bởi điều này vô tình tạo môi trường ẩm ướt để nấm phát triển.

Giữ vệ sinh cá nhân, nhất là da đầu là cách phòng và hỗ trợ điều trị bệnh nấm da đầu hiệu quả.
Giữ vệ sinh cá nhân, nhất là da đầu là cách phòng và hỗ trợ điều trị bệnh nấm da đầu hiệu quả.

Không tiếp xúc với mầm bệnh

Mầm bệnh không chỉ ở những người bị nấm da đầu mà đôi khi còn ở cả vật nuôi, môi trường xung quanh và một số vật dụng. Cụ thể, bạn cần hạn chế tiếp xúc với thú cưng nếu nghi ngờ nó bị nhiễm nấm.

Bên cạnh đó, bạn không nên tắm nước ao hồ bị ô nhiễm. Nếu phải sinh hoạt trong môi trường có không khí ô nhiễm, hãy chú ý vệ sinh tóc. Ngoài ra, bạn cũng không nên dùng chung vật dụng cá nhân với người khác. Bởi các tế bào nấm có thể bám trong những vật dụng này và khiến bệnh tái phát hoặc nghiêm trọng hơn.

Sinh hoạt và dinh dưỡng

Nấm da đầu sẽ gây ngứa và nhiều lúc bạn buộc phải gãi. Tuy nhiên, hãy hạn chế tối đa việc cào gãi. Bởi điều này có thể gây ra những vết thương hở. Nó không những kéo dài thời gian chữa bệnh mà còn làm phức tạp hơn các cách điều trị.

Trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày, bạn cần ăn uống đủ chất để nâng cao sức đề kháng. Tăng cường những thực phẩm chứa nhiều kẽm (đặc biệt là ngũ cốc); allicin (có trong tỏi, hành lá, hành tây) và vitamin B (các loại trái cây, đậu).

Song song đó, để nâng cao hiệu quả điều trị nấm da đầu, người bệnh cần hạn chế các thực phẩm dễ gây dị ứng (hải sản, thịt gà…) và nhiều vitamin C (trái cây họ nhà cam). Ngoài ra, các loại đồ uống có cồn, có gas cũng cần hạn chế. 

Ngày Cập nhật 07/09/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *