Chảy máu chân răng là bệnh gì? Cách điều trị hiệu quả

Chảy máu chân răng là tình trạng có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào với nhiều nguyên nhân khác nhau như vệ sinh răng miệng kém, thiếu hụt dinh dưỡng, căng thẳng stress,… Ngoài ra, đây cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác bạn cần phải lưu ý như viêm lợi, viêm nha chu, bệnh về gan mật, ung thư máu.

Chảy máu chân răng là tình trạng xảy ra khá phổ biến do rất nhiều nguyên nhân khác nhau
Chảy máu chân răng là tình trạng xảy ra khá phổ biến do rất nhiều nguyên nhân khác nhau

Nguyên nhân gây chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng thường xảy ra khi các mảng bám tích tụ lâu ngày theo viền lợi tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại phát triển, tấn công và gây ra tình trạng trên. Đây là bệnh lý về răng miệng thường gặp và xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng thường gặp bạn cần phải lưu ý để có các biện pháp phòng tránh phù hợp:

  • Thói quen vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, dùng chỉ nha khoa không đúng cách, đánh răng quá nhanh hoặc sử dụng bàn chải cứng khiến vùng lợi bị tổn thương dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng.
  • Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, thường xuyên sử dụng đồ cay nóng khiến cấu trúc răng bị phá hủy, cơ thể bị thiếu hụt vitamin và canxi cũng sẽ gây chảy máu chân răng.
  • Căng thẳng stress kéo dài sẽ khiến cơ thể sản sinh ra các chất độc gây hại đến cơ thể, lúc này hệ miễn dịch sẽ bị tổn thương làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh răng miệng
  • Nội tiết tố bị thay đổi cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng thường gặp ở phụ nữ. Đặc biệt là ở phụ nữ có thai, đang trong thời kỳ mãn kinh và dùng thuốc tránh thai,…
  • Hút thuốc lá quá nhiều cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng thường gặp. Trong khói thuốc lá có chứa các hoạt chất có hại làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh về nướu lợi dẫn đến chảy máu chân răng.
  • Sử dụng thuốc làm loãng máu làm giảm khả năng đông máu sẽ khiến bạn dễ bị chảy máu hơn, đặc biệt là chảy máu chân răng. Ngoài ra việc sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh khác gây khô miệng sẽ gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm lợi dẫn đến chảy máu chân răng.

Chảy máu chân răng là dấu hiệu của bệnh gì?

Chảy máu chân răng thường xảy ra do thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách và chế độ ăn uống không khoa học của mỗi người. Nếu tình trạng này không được cải thiện kịp thời và đúng cách sẽ gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng khác. Ngoài các bệnh lý về răng miệng thường gặp thì chảy máu chân răng cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Dưới đây là một số bệnh lý gây ra tình trạng chảy máu chân răng thường gặp bạn cần phải lưu ý:

– Viêm lợi, viêm nha chu

Chảy máu chân răng là triệu chứng thường gặp của bệnh viêm lợi
Chảy máu chân răng là triệu chứng thường gặp của bệnh viêm lợi

Chảy máu chân răng thường xuyên là triệu chứng phổ biến ở những người mắc phải bệnh viêm lợi. Bệnh thường xảy ra ở những người có thói quen vệ sinh răng miệng kém, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển và tấn công vào vùng lợi gây viêm. Lúc này vùng lợi bị tổn thương sẽ có màu đỏ đậm, mềm có mùi hôi khó chịu và rất dễ bị chảy máu.

Nếu tình trạng này không được điều trị sẽ chuyển biến nặng gây viêm nha chu, lâu dần sẽ gây tụt lợi và gia tăng nguy cơ rụng răng. Để phòng ngừa viêm lợi nướu bạn nên thường xuyên đến gặp bác sĩ nha khoa để khám định kỳ và lấy cao răng. Điều này sẽ có tác dụng loại bỏ bớt các mảng bám và vi khuẩn trong răng, hạn chế nguy cơ mắc bệnh

– Áp xe chân răng

Đây là tình trạng chân răng bị nhiễm trùng do vi khuẩn tấn công vào phần trong của răng và hình thành nên các ổ mũ. Bệnh thường xảy ra ở những người mắc bệnh viêm hốc răng nhưng không tiến hành điều trị kịp thời và đúng cách. Lúc này, bạn sẽ có triệu chứng xuất hiện cơn đau nhói khó chịu, chân răng chảy nhiều máu, sốt cao và sưng tấy ở vùng mặt.

– Bệnh tiểu đường

Khi bị tiểu đường, cơ thể người bệnh sẽ có triệu chứng rối loạn quá trình chuyển hóa đường và insulin trong máu. Đồng thời, hệ miễn dịch của người bệnh cũng bị suy yếu, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng. Nghiên cứu ở Anh đã chỉ ra, những người bị tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh viêm nha chu nhiều hơn gấp 2 – 3 lần so với người bình thường, thống kê cho thấy chỉ có khoảng 3% người bệnh không mắc bệnh viêm nha chu.

– Mắc các bệnh lý về gan và mật

Mắc các bệnh lý về gan mật cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng. Đây là hai cơ quan có vai trò tổng hợp các chất làm đông máu từ vitamin K. Khi bị bệnh sẽ khiến khả năng hoạt động của hai cơ quan này suy yếu, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình đông máu trong cơ thể và gây chảy máu chân răng thường xuyên.

– Ung thư máu, ung thư vú

Ung thư máu cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng không rõ nguyên do
Ung thư máu cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng không rõ nguyên do

Chảy máu chân răng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư máu rất nguy hiểm. Đây là tình trạng các tế bào ung thư phát triển bên trong máu gây xuất huyết, khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi. Khi mắc bệnh, trên da người bệnh sẽ xuất hiện các vết bầm tím, đồng thời gây chảy máu chân răng mà không rõ nguyên nhân.

Các nhà khoa học Thụy Điển đã nghiên cứu và chỉ ra, ngoài bệnh ung thư máu thì tình trạng chảy máu chân răng cũng có thể xuất hiện ở những người phụ nữ có dấu hiệu mắc bệnh ung thư vú.

Các phương pháp điều trị chảy máu chân răng hiệu quả

Chảy máu chân răng là tình trạng xảy ra rất phổ biến khiến nhiều người chủ quan cho rằng đó chỉ là tổn thương đơn thuần tại nướu mà không nghĩ rằng đây có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Điều này khiến cho bạn không kịp phát hiện sớm các bệnh lý để điều trị kịp thời, lâu dần khiến bệnh chuyển biến nặng gây nguy hiểm đến tính mạng.

Để phòng tránh tình trạng này, ngay khi thấy bản thấy có triệu chứng chảy máu chân răng kéo dài không rõ nguyên nhân kèm theo các triệu chứng bất thường thì bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám, xác định nguyên nhân để được phác đồ điều trị đúng cách. Dưới đây là một số phương pháp điều trị giúp đẩy lùi tình trạng chảy máu chân răng do viêm lợi gây ra bạn có thể tham khảo:

Điều trị theo y học hiện đại

Ở những trường hợp chảy máu chân răng kèm theo đau đớn chảy máu thì bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện cạo sạch vôi răng để loại bỏ các ổ vi khuẩn gây hại tồn tại bên trong chân răng và nướu. Nếu sau khi thực hiện cạo vôi răng mà tình trạng bệnh vẫn không có chuyển biến tốt, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng thuốc để đặc trị viêm nướu.

Sử dụng thuốc Tây y có tác dụng đẩy lùi tình trạng chảy máu chân răng một cách nhanh chóng và ngăn ngừa viêm nhiễm ở chân răng. Các loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định sử dụng điều trị bệnh là:

  •  Amoxicyline
  • Tetracycline
  • Metronidazol
  • Penicilline
Sử dụng thuốc Tây điều trị chảy máu chân răng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa
Sử dụng thuốc Tây điều trị chảy máu chân răng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

Tùy thuộc vào mức độ bệnh trạng và cơ địa của mỗi người bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn phù hợp đối với từng trường hợp cụ thể. Trong suốt quá trình sử dụng thuốc bạn cần phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Không được tự ý thay đổi thuốc điều trị và liều lượng, điều này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả mang lại và gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Điều trị bằng các mẹo dân gian

Ở những trường hợp chảy máu chân răng ở giai đoạn nhẹ do các bệnh lý về viêm nướu lợi và viêm nha chu gây ra, bạn có thể sử dụng các mẹo dân gian để cải thiện tình trạng bệnh tại nhà. Đây là phương pháp rất an toàn, không gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe và tiết kiệm được chi phí nên bạn có thể yên tâm khi áp dụng. Dưới đây là một số mẹo dân gian điều trị bệnh chảy máu chân răng được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả, bạn có thể tham khảo:

– Dùng muối và chanh tươi

  • Lấy một thìa muối trộn đều với một thìa nước cốt chanh.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, dùng tăm bông chấm vào hỗn hợp rồi thoa lên răng và chân răng.
  • Để yên như vậy trong khoảng 5 phút rồi súc miệng lại với nước sạch.
  • Kiên trì áp dụng cách này đều đặn 2 – 3 lần/ngày để nhanh chóng mang lại hiệu quả.

– Súc miệng bằng dầu olive

  • Lấy 1 thìa dầu oliu ngậm và súc miệng trong khoảng 15 phút, sau đó nhổ bỏ dầu trong miệng rồi súc sạch lại với nước ấm.
  • Tiếp đó tiến hành đánh răng như bình thường để loại bỏ thức ăn thừa và mảng bám trong khoang miệng.
  • Áp dụng cách này đều đặn từ 2 – 3 lần/ngày, kiên trì sau một thời gian tình trạng bệnh sẽ chuyển biến tốt.

– Bôi gel nha đam

  • Lấy một nhánh nha đam tươi rửa sạch, gọt bỏ phần vỏ cứng bên ngoài.
  • Gel nha đam thu được đem đi xay nhuyễn rồi vắt lấy nước.
  • Sử dụng nước nha đam thu được thoa lên vùng nướu và răng sau khi đã vệ sinh sạch sẽ.
  • Để yên như vậy trong khoảng 5 phút thì súc miệng lại với nước sạch.
  • Bạn có thể áp dụng cách này nhiều lần trong ngày để nâng cao hiệu quả mang lại.
Đắp gel nha đam giúp cải thiện triệu chứng chảy máu chân răng là phương pháp rất an toàn
Đắp gel nha đam giúp cải thiện triệu chứng chảy máu chân răng là phương pháp rất an toàn

– Mật ong và trà tươi

  • Lấy một nắm lá trà xanh rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn rồi cho vào nồi đun kỹ với nước.
  • Sau đó chắt lấy nước trà xanh, cho thêm vào một thìa mật ong rồi khuấy đều.
  • Sau khi súc miệng sạch sẽ thì dùng hỗn hợp để ngậm và súc miệng.
  • Đợi khoảng 5 phút thì nhổ bỏ và không cần súc miệng lại với nước sạch.

Biện pháp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa chảy máu chân răng

Xây dựng chế độ ăn uống và lối sống khoa học, chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách sẽ có tác dụng đẩy lùi tình trạng chảy máu răng miệng rất tốt. Dưới đây là các biện pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị chảy máu chân răng tại nhà bạn cần phải lưu ý và thực hiện:

  • Nên uống nước tráng miệng sau khi ăn để ngăn ngừa tình trạng thức ăn tồn đọng bên trong khoang miệng làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nha khoa. 
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách dùng chỉ nha khoa, súc miệng bằng nước muối sinh lý để loại bỏ các mảng bám bên trong kẽ răng. Hỗ trợ cải thiện tình trạng chảy máu chân răng do viêm nướu gây ra, giúp loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng và ngăn ngừa viêm nhiễm.
  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, chải răng ít nhất 2 lần/ ngày, đặc biệt là sau khi ăn bằng bàn chải có lông mềm và kích thước phù hợp với khoang miệng. Nên chải răng đúng cách, bằng cách nghiêng bàn chải một góc 45 độ và chải xoay tròn, không nên chải răng theo chiều ngang sẽ gây tổn thương nướu và mòn men răng.
  • Tuyệt đối không được sử dụng các vật nhọn như tăm để chạm vào nướu răng. Lúc này nướu rất yếu và dễ bị tổn thương, việc sử dụng tăm sẽ gây chảy máu, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập sâu vào bên trong gây viêm nhiễm.
  • Thực hiện lấy vôi răng thường xuyên khoảng 6 tháng/lần để loại bỏ các mảng bám dưới chân răng, giúp răng luôn sạch sẽ. Ngăn ngừa tình trạng vi khuẩn sinh sôi, phát triển kết hợp với cao răng gây ra các bệnh lý về nha khoa khác.
  • Tăng cường bổ sung vào chế độ ăn uống các loại thực phẩm giàu acid amin, vitamin và khoáng chất để cung cấp dưỡng chất nuôi dưỡng nướu trở nên chắc khỏe, ngăn ngừa viêm. Không nên sử dụng các loại thực phẩm nhiều đường, đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh,…
  • Xây dựng lối sống lành mạnh và khoa học, cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi nhằm hạn chế tình trạng căng thẳng kéo dài. Từ bỏ thói quen hút thuốc lá để bảo vệ sức khỏe nói chung và sức khỏe răng miệng nói riêng.
  • Thực hiện khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra sức khỏe răng miệng một cách toàn diện. Điều này giúp bạn sớm phát hiện ra các bệnh lý nha khoa từ đó có các biện pháp điều trị kịp thời.
Khám sức khỏe răng miệng định kỳ để phát hiện ra các bệnh lý nha khoa và điều trị từ sớm
Khám sức khỏe răng miệng định kỳ để phát hiện ra các bệnh lý nha khoa và điều trị từ sớm

Chảy máu chân răng là tình trạng thường gặp, đây có thể là triệu chứng của các bệnh nha khoa thông thường, đôi khi cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Vì vậy khi gặp phải tình trạng này bạn không nên chủ quan, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám để được hướng dẫn điều trị đúng cách.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày Cập nhật 31/08/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *