Triệu Chứng Mất Ngủ Và Tác Hại Của Mất Ngủ Kinh Niên, Cần Biết Ngay!

Triệu chứng mất ngủ, đặc biệt là về đêm gây ra rất nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của người bệnh. Vì thế hiểu rõ thế nào là mất ngủ kéo dài giúp người bệnh nhận thức được tình trạng, mức độ nguy hiểm để từ đó tìm được giải pháp khắc phục kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ triệu chứng mất ngủ là gì? Đối tượng thường gặp rối loạn giấc ngủ và cách điều trị phù hợp. 

Mất ngủ là gì? Triệu chứng mất ngủ là bệnh gì?

Mất ngủ là tình trạng khó đi vào giấc ngủ, ngủ không ngon giấc và được chia làm 2 giai đoạn:

Mất ngủ cấp tính: Là tình trạng không ngủ được trong thời gian ngắn vì dụ khó ngủ vào buổi tối hoặc có tâm trạng không tốt ảnh hưởng đến giấc ngủ. Tình trạng này rất phổ biến và bất cứ ai cũng có thể gặp phải ít nhất vài lần trong đời. Gặp tình trạng này mọi người có thể tự điều chỉnh tâm lý và ổn định lại mà không cần phải điều trị.

Mất ngủ mạn tính (mất ngủ kinh niên): Đây là tình trạng giấc ngủ bị gián đoạn xảy ra trong ít nhất 3 đêm/tuần hoặc kéo dài quá 3 tháng.

Triệu chứng mất ngủ điển hình nhất là khó đi vào giấc ngủ
Triệu chứng mất ngủ điển hình nhất là khó đi vào giấc ngủ

Triệu chứng bệnh mất ngủ thường đi kèm các hệ lụy như:

Triệu chứng chán ăn buồn nôn mất ngủ: Đây là trạng thái thường gặp do thiếu năng lượng dẫn đến việc uể oải, thiếu sinh khí, kiệt sức. Tình trạng này kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe như rối loạn tiêu hóa, cảm cúm, viêm xoang…

Triệu chứng mất ngủ đau đầu: Đây là triệu chứng của chứng bệnh thiểu năng tuần hoàn máu do máu lên não chậm, giảm lượng cung cấp oxy và chất dinh dưỡng nuôi não vì thế, các tế bào thần kinh não thiếu năng lượng. Đây là nguyên nhân dẫn đến chứng xơ vữa động mạch, rối loạn huyết áp, nhồi máu não thậm chí là đột quỵ, tử vong đột ngột…

Triệu chứng đau đầu ù tai mất ngủ: Đây là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm do mất ngủ gây ra như tăng huyết áp, rối loạn tiền đình, bệnh meniere (rối loạn ở tai), khối u,…

Triệu chứng mất ngủ thường gặp ở đối tượng nào?

Triệu chứng của bệnh mất ngủ thường gặp ở những đối tượng đặc biệt như người cao tuổi, phụ nữ mang thai (sau sinh) nhưng đang ngày càng trẻ hóa ở độ tuổi thanh thiếu niên do những áp lực thi cử, cuộc sống. Dưới đây là những đối tượng dễ bị mất ngủ:

Phụ nữ mang thai: Tình trạng mất ngủ sẽ xảy ra ở phụ nữ mang thai ở giữa và cuối thai kỳ do các nguyên nhân như: Hệ tiêu hóa hoạt động kém gây khó tiêu, ợ nóng, táo bón; Sự thay đổi hormone; Thai nhi lớn ép lên cơ hoành gây khó khăn trong việc hít thở; Tâm lý căng thẳng lo âu …

Tình trạng mất ngủ đang xảy ra ở nhiều đối tượng và ngày càng trẻ hóa gây tác hại rất lớn với sức khỏe
Tình trạng mất ngủ đang xảy ra ở nhiều đối tượng và ngày càng trẻ hóa gây tác hại rất lớn với sức khỏe

Mất ngủ ở phụ nữ mang thai có thể dẫn đến chứng trầm cảm hoặc nặng hơn là phát sinh trầm cảm sau sinh. Việc chất lượng giấc ngủ không đảm bảo cũng ảnh hưởng đến việc gắn kết, chăm sóc em bé và hành vi, cảm xúc của người mẹ đối với con.

Người cao tuổi: Đây là đối tượng mắc chứng mất ngủ kinh niên phổ biến nhất, tỷ lệ mất ngủ ở người cao tuổi lên đến 45% dân số. Nguyên nhân mất ngủ ở người cao tuổi là do chức năng của cơ thể bị suy giảm, bệnh tật, môi trường, dinh dưỡng…

Tình trạng này kéo dài khiến sức khỏe bị suy kiệt, cơ thể mệt mỏi và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống.

Trẻ em, trẻ sơ sinh: Ở hai đối tượng này được gọi là rối loạn giấc ngủ. Trung bình mỗi ngày ở trẻ sơ sinh cần ngủ từ 18 – 20 giờ và trẻ em là 10 – 12 giờ. Nguyên nhân gây ra tình trạng này do 2 nguyên nhân, một là, do trẻ dễ bị nhạy cảm với tiếng ồn vì thế chỉ với cử động nhẹ sẽ khiến trẻ bị tỉnh giấc, hoặc trẻ vận động quá nhiều cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Một số mốc phát triển như sắp mọc răng hoặc các bệnh lý như tiêu hóa, hô hấp, thần kinh, tim mạch… cũng dấn đến rối loạn giấc ngủ ở trẻ.

Người trẻ tuổi: Áp lực công việc, học tập, ảnh hưởng từ thói quen dùng công nghệ, dinh dưỡng không đảm bảo, sử dụng chất kích thích… là những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng mất ngủ ở người trẻ tuổi. Tỷ lệ người trẻ gặp các vấn đề về giấc ngủ ngày một tăng cao.

Mất ngủ ở người trẻ tuổi gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng như tăng huyết áp, trầm cảm, mất tập trung, …

Cách khắc phục mất ngủ hiệu quả

Khi gặp các triệu chứng mất ngủ dù chỉ là trong thời gian ngắn cũng cần có những cách điều trị để ngăn chặn để tránh biến chứng gây mất ngủ mạn tính. Dưới đây là một số mẹo nhỏ có thể giúp bạn khắc phục được chứng mất ngủ hiệu quả:

  • Ổn định giấc ngủ: Duy trì lịch trình nhất quán trong ngày như thức dậy và ngủ cùng vào một giờ cố định.
  • Tạo thói quen tốt: Trước khi ngủ bạn có thể đọc sách, tắm hoặc nghe nhạc thiền thư giãn để vào giấc ngủ được sâu hơn. Không nên tập thể dục trước khi ngủ ít nhất 3 tiếng.
  • Giải tỏa căng thẳng: Căng thẳng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mất ngủ, vì thế bạn cần được trị liệu nếu gặp các tình trạng quá áp lực tâm lý.
  • Sử dụng một số loại thảo dược: Một số thảo dược thiên nhiên có tác dụng chữa mất ngủ như cây lạc tiên, tâm sen, hoa nhài, mật ong… sẽ giúp bạn đi sâu vào giấc ngủ.

Trên đây là một số cách nhận biết triệu chứng mất ngủ và cách khắc phục tạm thời, hy vọng sẽ giúp bạn đọc ngăn chặn bệnh kịp thời từ những thông tin chúng tôi cung cấp.

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Ngày Cập nhật 23/06/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *