Triệu Chứng Sốt Xuất Huyết Ở Người Lớn Và Cách Nhận Biết

Tương tự trẻ em, triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết ở người lớn không quá khác biệt. Tuy nhiên, triệu chứng rõ hay không rõ ở mỗi đối tượng còn phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ. Cùng với đó là những tiềm ẩn nguy hiểm khác nhau. Nắm rõ được thông tin của căn bệnh này sẽ giúp bạn có những biện pháp phòng ngừa và phương án điều trị phù hợp.

Bệnh sốt xuất huyết ở người lớn là gì? Có nguy hiểm không?
Bệnh sốt xuất huyết ở người lớn là gì? Có nguy hiểm không?

Bệnh sốt xuất huyết ở người lớn là gì?

Sốt xuất huyết ở người lớn là bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại vi trùng có tên dengue gây ra. Vật trung gian mang mầm bệnh là muỗi vằn – loài muỗi có thân màu đen tuyền cùng với vài đốm trắng trên toàn thân. Đây là căn bệnh có khả năng lây bệnh cao và dễ trở thành dịch qua con đường muỗi đốt. Thời điểm bệnh phát triển mạnh nhất là vào tháng 5 đến tháng 9 hằng năm.

Nhiều người thường chủ quan cho rằng căn bệnh này không quá nguy hiểm và nhanh khỏi. Tuy nhiên, việc phát hiện chậm trễ và không có hướng điều trị có thể khởi phát một số biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng của con người. Theo thống kê của Bộ Y tế, những trường hợp tử vong do sốt xuất huyết đa số rơi vào người lớn. Nguyên nhân chính là do chủ quan hay nhầm lẫn với các triệu chứng của bệnh lý khác.

Muỗi vằn mang virus dengue là nguyên nhân chính gây nên bệnh sốt xuất huyết ở người lớn và các đối tượng khác
Muỗi vằn mang virus dengue là nguyên nhân chính gây nên bệnh sốt xuất huyết ở người lớn và các đối tượng khác

Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết ở người lớn

Bệnh sốt xuất huyết thường có triệu chứng khá đa dạng và diễn biến nhanh chóng từ nhẹ sang nặng. Thông thường, bệnh thường khởi phát đột ngột và phát triển theo 3 giai đoạn chính: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn phục hồi. Cụ thể hơn:

1. Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết ở giai đoạn sốt

Giai đoạn sốt sẽ xuất hiện sau khoảng thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết. Thông thường, giai đoạn này thường kéo dài trong khoảng 4 – 10 ngày sau khi bị muỗi vằn mang virus dengue đốt. Khi đó, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Có dấu hiệu sốt cao đột ngột và kéo dài trong khoảng 2 – 7 ngày. Cơn sốt có thể tăng cao lên tới 40 độ C;
  • Đau đầu dữ dội, có thể đau một bên đầu, nhức hai hốc mắt sau nhãn cầu;
  • Cơ thể mệt mỏi, uể oải, tay chân bủn rủn;
  • Đau cơ, đau khớp;
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng, buồn nôn.

2. Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết ở giai đoạn nguy hiểm

Thường vào ngày thứ 3 – 7 của bệnh sốt xuất huyết, người bệnh có thể còn sốt hoặc giảm sốt hẳn. Điều này không hẳn là người bệnh đang phục hồi sức khỏe hoàn toàn. Do đó, người bệnh cần theo dõi sức khỏe chặt chẽ bởi có khả năng bệnh có thể chuyển biến nghiêm trọng trong giai đoạn này. Triệu chứng điển hình của bệnh sốt xuất huyết ở giai đoạn nguy hiểm như:

  • Xuất huyết dưới da, các nốt xuất huyết có thể rải rác hoặc chấm xuất huyết. Chúng thường xuất hiện nhiều ở trước hai cẳng chân, mặt trong hai cánh tay, bụng và đùi;
  • Tay chân lạnh, đau bụng nhiều;
  • Một số trường hợp nặng có thể có những dấu hiệu suy tạng như: viêm gan nặng, viêm cơ tim, viêm não,…
Trên da xuất hiện rải rác các nốt đỏ là một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh sốt xuất huyết ở người lớn bên cạnh cơn sốt cao
Trên da xuất hiện rải rác các nốt đỏ là một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh sốt xuất huyết ở người lớn bên cạnh cơn sốt cao

3. Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết ở giai đoạn phục hồi

Sau khoảng 2 – 4 ngày sau giai đoạn nguy hiểm, cơ thể người bệnh dần có hiện tượng tái hấp thu dần dịch từ mô kẽ vào bên trong lòng mạch. Song song, cơ thể có dấu hiệu chuyển biến tích cực hơn. Phần lớn, giai đoạn phục hồi thường kéo dài trong khoảng 4 – 5 ngày. Dấu hiệu nhận biết có thể là:

  • Cơ thể hết sốt, sức khỏe tổng thể được cải thiện;
  • Thèm ăn uống trở lại;
  • Huyết động ổn định;
  • Đi tiểu nhiều hơn;
  • Một số trường hợp có thể có nhịp tim chậm và thay đổi điện tâm đồ;
  • Ở giai đoạn này, nếu truyền dịch quá mức có thể gây ra tình trạng phù phổi hoặc suy tim.

Người bệnh lưu ý, giai đoạn sốt thường tương ứng với thể bệnh sốt xuất huyết thông thường. Khi bệnh có dấu hiệu chuyển biến tiêu cực, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm. Khi đó, người bệnh cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ ngay để được thăm khám lâm sàng và có phác đồ điều trị phù hợp với từng giai cụ thể.

Sốt xuất huyết ở người lớn có nguy hiểm không?

Sốc dengue là một triệu chứng rất dễ xảy ra nếu không được kiểm soát kịp thời. Điều này có thể hiểu một cách đơn giản là thân nhiệt cơ thể của người đang bị sốt cao nhưng đột ngột hết sốt. Tuy nhiên, lúc này có thể người bệnh sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn nguy hiểm hơn như co giật, tay chân lạnh, đi tiểu ít, tay chân run rẩy, choáng váng,… Nguy hiểm hơn, người bệnh còn có thể gặp phải một số biến chứng sau;

  • Xuất huyết não: Là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh sốt xuất huyết. Ban đầu, người bệnh chỉ cảm thấy cơ thể hơi choáng váng, mệt mỏi và nghi ngờ bị tụt huyết áp. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn nguy hiểm có thể dẫn đến xuất huyết não với các triệu chứng như hôn mê, co giật, mất dần ý thức. Nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tử vong;
  • Hạ tiểu cầu: Biến chứng này rất khó để phát hiện. Người bệnh có thể bị mất máu, choáng váng, thần kinh yếu, mê sảng,… Khi tiến hành làm xét nghiệm có thể thấy chỉ sống tiểu cẩu hạ;
  • Cô đặc máu: Khi máu bị cô đặc sẽ gây ra hiện tượng cơ thể mệt mỏi, toàn thân đau nhức, người bệnh lên cơn sốt cao và đầu óc không tỉnh táo.

Tính đến thời điểm hiện tại, bệnh sốt xuất huyết vẫn chưa có thuốc đặc trị và vắc xin phòng bệnh. Bệnh thường gây dịch trên diện rộng với nhiều người mắc bệnh cùng lúc. Điều này khiến cho công tác điều trị bệnh hết sức khó khăn. Nguy hiểm hơn, một số đối tượng vì chủ quan với bệnh sốt xuất huyết và không có phương án điều trị kịp thời có thể đối diện với tử vong. Vì thế, nếu không mong muốn bản thân gặp phải tình trạng này, bạn cần chủ động thăm khám sức khỏe khi xuất hiện triệu chứng bất thường không rõ nguyên do.

Chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết ở người lớn

Trước khi có phác đồ điều trị bệnh sốt xuất huyết, người bệnh thường được bác sĩ chỉ định làm một số xét nghiệm cần thiết nhằm xác định thể trạng cũng như mức độ bệnh lý. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Một số xét nghiệm xác định bệnh sốt xuất huyết bao gồm:

  • Xét nghiệm kháng thể IgG: Kiểm tra mức độ kháng thể của cơ thể người bệnh;
  • Xét nghiệm kháng thể IgM: Kiểm tra các đối tượng bị sốt xuất huyết từ ngày 6 trở đi. Thủ thuật này giúp đánh giá chính xác mức độ kháng thể của người bệnh trong giai đoạn cấp tính đã chống lại virus;
  • Xét nghiệm Elisa: Thủ thuật xét nghiệm này cho phép bác sĩ tìm kháng thể IgM, IgG;
  • Xét nghiệm NS1: Thường được chỉ định thực hiện trong khoảng 1 – 3 ngày mắc bệnh. Thủ thuật này giúp đánh giá chính xác kháng khuyên của virus;
  • Một số xét nghiệm khác: Một số đối tượng khác có thể có chỉ định làm xét nghiệm PCR, phân lập virus,…
Chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết ở người lớn
Chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết ở người lớn

Nếu người bệnh đang mắc phải một số bệnh nền cũng được tiến hành kiểm tra nhằm xác định chính xác tình trạng sức khỏe hoặc theo dõi chức năng gan, thận,… trước khi tiến hành điều trị nhằm đảm bảo sự an toàn cho người bệnh.

Người lớn bị sốt xuất huyết nên làm gì để đẩy lùi bệnh?

Nhiều người vẫn giữ thói quen truyền nước tại nhà khi bị sốt xuất huyết. Về phía chuyên gia cho biết, việc truyền nước để cải thiện triệu chứng của bệnh không hẳn là đúng và không hoàn toàn sai. Bởi việc này có thể dẫn đến tình trạng ứ đọng nước trong cơ thể gây ra tình trạng tràn dịch phổi hoặc suy tim vô cùng nguy hiểm. Trường hợp xấu hơn có thể dẫn đến tình trạng tử vong ở người lớn.

Việc tự ý truyền nước tại nhà khi bị sốt xuất huyết là vấn đề mà bạn cần loại bỏ. Tốt nhất, bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp. Tốt hơn hết, bạn nên nhanh chóng tìm gặp bác sĩ khi xuất hiện triệu chứng sốt kèm với những triệu chứng bất thường.

Dưới đây là một số điều mà người bệnh sốt xuất huyết nên làm để đẩy lùi bệnh tật và nâng cao sức khỏe:

– Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ:

Đối với các trường hợp bệnh ở giai đoạn nhẹ hoặc vừa mới xuất hiện trong khoảng 2 – 5 ngày, người bệnh có thể sử dụng thuốc hạ sốt. Loại thuốc hạ sốt thường được bác sĩ chỉ định là thuốc Paracetamol với liều dùng từ 10 – 15mg/ kg cân nặng cho mỗi lần uống. Khoảng cách sử dụng cho liều tiếp theo là 4 – 6 giờ. Song, người bệnh không dùng quá 60mg/ kg trong khoảng 24 giờ.

Dùng thuốc Paracetamol để hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ
Dùng thuốc Paracetamol để hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ

Để thuốc phát huy đúng tác dụng cũng như phòng tránh một số rủi ro, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định dùng thuốc của bác sĩ. Không tự ý mua thuốc và sử dụng khi chưa biết chính xác tình trạng sức khỏe.

– Chăm sóc sức khỏe tại nhà:

Bên cạnh việc dùng thuốc hạ sốt, người bệnh cũng cần chú ý thêm một số vấn đề khác để thân nhiệt dần về mức ổn định cũng như sức khỏe nhanh chóng hồi phục. Cụ thể hơn:

  • Lau người bằng nước ấm hoặc đặt khăn mát lên trán để phân tán nhiệt độ cơ thể;
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát. Tránh mặc những quần áo gò bó khi không thật sự cần thiết;
  • Hạn chế đóng kín cửa. Cần vệ sinh sạch sẽ không gian sống và bật điều hòa và quạt ở nhiệt độ vừa phải;
  • Có thể tắm và gội đầu nhưng cần tắm nhanh và không tắm nước quá lạnh. Hoặc có thể làm mát cơ thể bằng việc dùng khăn ấm lau mát toàn thân;
  • Bổ sung vào thực đơn ăn uống hằng ngày các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Nhất là thực phẩm giàu vitamin C trong các loại rau, hoa quả tươi. Bên cạnh đó, khi bị sốt xuất huyết, cơ thể rất dễ bị mất sức và chán ăn nên người bệnh cần cố gắng ăn được phần nào đỡ phần đó;
  • Uống nhiều nước để cân bằng điện giải của cơ thể. Có thể uống thêm các loại nước ép từ rau củ và hoa quả. Loại đồ uống này không chỉ có tác dụng bổ sung nước mà còn dung nạp vào cơ thể các dưỡng chất thiết yếu khác;
  • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi lấy lại sức. Hạn chế ngủ quá nhiều, người bệnh cần cố gắng ngồi dậy và đi lại quanh nhà để mau chóng lành bệnh.
Hạ nhiệt cơ thể bằng cách chườm mát thông qua việc đặt khăn mát lên vùng trán và nằm nghỉ ngơi
Hạ nhiệt cơ thể bằng cách chườm mát thông qua việc đặt khăn mát lên vùng trán và nằm nghỉ ngơi

Biện pháp phòng ngừa sốt xuất huyết ở người lớn

Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết ở người lớn đều liên quan đến muỗi vằn. Do đó, không quá khó khăn để ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh này. Mỗi người cần nâng cao ý thức cá nhân để bảo vệ sức khỏe chính bản thân và cộng đồng. Dưới đây là một số biện pháp phòng tránh bệnh cụ thể:

  • Nên buông màn để ngủ dù ngày hay đêm. Bởi loài muỗi vằn đốt người thường hoạt động nhiều vào sáng sớm hoặc xế chiều. Bạn có thể đốt thêm nhang đuổi muỗi hoặc kem bôi;
  • Vào những giờ cao đuổi của mùa dịch, bạn nên mặc áo quần dài tay, tất chân để phòng mắc bệnh hoặc lây bệnh cho người khác;
  • Hạn chế đựng nước trong các lu, chum, vải nếu không thực sự cần thiết. Bởi nơi đây quy tụ rất nhiều trứng của muỗi, gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ sinh sôi nảy nở. Nếu cần thiết, bạn nên đậy kín nắp nếu không sử dụng;
  • Phát quang bụi bận, cây cỏ cao hoặc cây cối quá rậm rạp quanh nhà;
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa và không gian sống mỗi ngày, nhất là góc tường – vị trí muỗi tập trung nhiều;
  • Nếu muỗi xuất hiện, nên tiêu diệt muỗi vằn bằng cách đốt nhang muỗi, dùng vợt điện hoặc phun thuốc diệt muỗi;
  • Tham gia tích cực các phong trào phun thuốc tiêu diệt muỗi tại địa phương cũng như việc dọn dẹp vệ sinh nơi sinh sống;
  • Khi bị sốt cao kèm với các triệu chứng bất thường, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị bệnh.
Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, nhất là các gốc nhà, vị trí khó vệ sinh bởi nơi ấy tụ hội khá nhiều muỗi vằn gây bệnh
Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, nhất là các gốc nhà, vị trí khó vệ sinh bởi nơi ấy tụ hội khá nhiều muỗi vằn gây bệnh

Sốt xuất huyết ở người lớn tuy không phải là bệnh lý quá nguy hiểm nhưng không thể loại bỏ các tiềm ẩn không may. Chính vì vậy, bạn tuyệt đối không nên chủ quan với căn bệnh này khi có các triệu chứng sốt cao bất thường và những nốt đỏ xuất hiện trên da. Chủ động thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp để cơ thể trở về lại tình trạng bình thường cũng như phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.

Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.

Có thể bạn đọc chưa biết:

Ngày Cập nhật 07/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *