Viêm khớp cổ chân: Nguyên nhân, Biểu hiện, Cách điều trị

Viêm khớp cổ chân không chỉ gây đau nhức mà còn cản trở khả năng vận động của chân. Bên cạnh đó, bệnh có thể làm tăng nguy cơ bại liệt nếu không phát hiện và điều trị đúng thời điểm.

Viêm khớp cổ chân

Nguyên nhân gây viêm khớp cổ chân

Bệnh hình thành có thể do các nguyên nhân cơ học và bệnh lý sau:

  • Chấn thương: Tổn thương khớp cổ chân có thể xảy ra trong qua trình chạy nhảy, đi lại hoặc va chạm xe cộ,… Chấn thường thường đi kèm các triệu chứng như bong gân, gãy xương hoặc xoắn dây chằng,… Nếu các tình trạng này không được kiểm soát tốt, theo thời gian làm tăng nguy cơ viêm khớp ở cổ chân với triệu chứng đau và sưng
  • Viêm xương khớp: Là một bệnh thoái hóa khớp với hiện tượng lớp sụn đệm giữa các khớp xương bị bào mòn. Viêm xương khớp thường xảy ra ở những khớp thường xuyên hoạt động hoặc khớp lão hóa theo tuổi tác. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh xuất hiện liên quan đến yếu tố chấn thương ở cổ chân trước đó
  • Viêm khớp dạng thấp: Viêm khớp cổ chân có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh viêm khớp dạng thấp. Căn bệnh này hình thành chủ yếu là do hệ thống miễn dịch của bị rối loạn, tự tấn công tế bào khỏe mạnh của cơ thể. Là một trong những bệnh mạn tính phổ biến. Do đó, nếu không được điều trị tốt, viêm có thể phát triển và ảnh hưởng đến các khớp lân cận
  • Bệnh gút: Là một trong những bệnh viêm khớp xảy ra chủ yếu là do nồng độ acid uric trong máu tăng cao. Triệu chứng nhận biết bệnh thường là tình trạng sưng đau hoặc đỏ ở khớp ngón chân cái, trỏ hoặc các ngón còn lại. Các biểu hiện này nếu không được khắc phục có thể ảnh hưởng đến các khớp lân cận, nổi bật là khớp cổ chân
  • Viêm khớp phản ứng: Là một dạng viêm khớp mãn tính xảy ra sau khi người bệnh bị nhiễm trùng sinh dục, đường tiêu hóa hoặc hệ tiết niệu. Bệnh có thể gây ảnh hưởng đến các khớp như đầu gối, cổ chân hoặc bàn chân
  • Nguyên nhân khác: Tăng cân hoặc thường xuyên mang giày cao gót,…

Triệu chứng viêm khớp cổ chân

Dấu hiệu nhận biết đặc trưng của bệnh:

  • Đau nhức ở cổ chân, đặc biệt là khi vận động như chạy, nhảy, đi bộ hoặc đi cầu thang,…
  • Sưng hoặc đỏ ở cổ chân
  • Khớp có triệu chứng co cứng, gây khó cử động
  • Khi di chuyển khớp phát ra âm thanh như tiếng kêu lục cục, lạo xạo,…

Đau nhức trở nên nghiêm trọng khi bệnh chuyển nặng. Trong nhiều trường hợp không kiểm soát hiệu quả, bệnh có thể làm giảm phạm vi chuyển động. Nguy hiểm hơn, bệnh gây biến chứng tê liệt, mất hoàn toàn khả năng vận động.

Triệu chứng viêm khớp cổ chân
Viêm khớp chân thường xuất hiện với hiểu hiện viêm đau, sưng, đỏ hoặc co cứng khớp

Chẩn đoán viêm khớp cổ chân

Nếu nghi ngờ bệnh viêm khớp cổ chân, nhân viên y tế sẽ dựa vào tiền sử bệnh để đưa ra kết quả chẩn đoán. Bên cạnh đó, họ cũng dựa vào triệu chứng lâm sàng như kiểm tra tình trạng sưng, đau và đỏ ở khớp cổ chân. Ngoài ra, để có kết quả chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm và thủ thuật sau:

  • Xét nghiệm máu: Giúp loại trừ viêm khớp
  • Xét nghiệm dịch khớp: Tìm tinh thể acid uric có trong máu nếu viêm do gút gây nên
  • Chụp X – quang: Xác định mức độ tổn thương ở khớp

Điều trị viêm khớp cổ chân

Viêm khớp cổ chân không thể chữa dứt điểm nhưng triệu chứng đau nhức và chức năng vận động của khớp có thể được cải thiện bằng các cách sau đây:

Sử dụng thuốc điều trị bệnh viêm khớp cổ chân

Thuốc là một trong những lựa chọn đầu tiên nhằm giúp giảm nhanh cơn đau ở khớp cổ chân. Đồng thời giúp làm giảm viêm và làm chậm quá trình mất xương do thoái hóa hoặc viêm gây nên. Dưới đây là một số loại thuốc thường được sử dụng để kiểm soát triệu chứng bệnh như:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Một số loại thuốc chống viêm không kê đơn hoặc kê đơn như Ibuprofen (Advil) hoặc Naproxen (Alleve),… Các loại thuốc này có thể giúp giảm đau và sưng ở khớp cổ chân. Tuy nhiên, thuốc có thể gây tác dụng phụ nếu sử dụng trong thời gian dài với liều lượng cao. Những phản ứng phụ có thể gặp khi dùng thuốc chống viêm chữa bệnh như viêm loét dạ dày hoặc rối loạn chức năng thận
  • Thuốc giảm đau: Acetaminophen (Tylenol) là một trong những loại thuốc giảm đau không kê đơn được sử dụng phổ biến. Thuốc có tác dụng giảm đau và chống viêm. Do đó, có thể sử dụng trong trường hợp không thể dùng hoặc bị dị ứng với thuốc chống viêm không steroid. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể kết hợp cả thuốc giảm đau với một số thuốc NSAID để tăng tính hiệu quả trong quá trình điều trị.
  • Thuốc, kem bôi điều trị tại chỗ: Trong trường hợp không thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn, bệnh nhân có thể lựa chọn một số loại kem bôi điều trị tại chỗ để giảm đau. Capsaicin là một trong những loại kem không cần kê được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Ngoài thuốc này, bác sĩ cũng có thể kê một số loại kem khác như Solaraze hoặc Voltaren Gel. Tuy nhiên, khi sử dụng, người bệnh nên chú ý liều lượng và cách sử dụng. Bởi việc dùng quá liều có thể gây hại đối với sức khỏe
  • Thuốc điều trị bệnh gút: Một số loại thuốc chữa bệnh gút có tác dụng cải thiện tình trạng đau nhức do viêm khớp cổ chân gây nên. Đặc biệt, thuốc này có tác dụng hữu ích đối với bệnh nhân mắc bệnh viêm khớp cổ chân do bệnh gút
  • Thuốc chống thấp khớp (DMARD): Thuốc có tác dụng điều chỉnh miễn dịch thông thường. Từ đó giúp làm chậm quá trình viêm khớp. Methotrexate, Humira và  Enbrel là các loại thuốc có tác dụng sinh học cao thường được chỉ định nhằm kiểm soát triệu chứng viêm khớp cổ chân. Ngoài ra, thuốc cũng được sử dụng chữa các bệnh viêm khớp khác như viêm khớp dạng thấp hoặc viêm khớp vẩy nến
  • Thuốc corticosteroid đường uống: Một số loại thuốc corticosteroid đường uống có tác dụng giúp ngăn chặn tình trạng viêm ở mức độ nhẹ đến trung bình. Đồng thời thuốc còn được bác sĩ chỉ định sử dụng để kiểm soát triệu chứng bệnh gút hoặc viêm khớp dạng thấp phát triển. Vì thuốc corticosteroid đường uống có thể gây một loạt tác dụng phụ nghiêm trọng như tăng lượng đường trong máu hoặc gây loãng xương. Do đó, bệnh nhân chỉ nên sử dụng thuốc với liều lượng thấp trong thời gian ngắn
  • Dùng corticosteroid theo đường tiêm: Tiêm corticosteroid vào khớp cổ chân có tác dụng chống viêm và giảm đau. Tuy nhiên, tiêm khớp chỉ được thực hiện khi bệnh chuyển nặng. Bên cạnh đó, tiêm corticosteroid không được áp dụng nhiều lần. Số lần tiêm tiêu chuẩn không quá 3 mũi mỗi năm.Việc tiêm thuốc thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ hư hỏng sụn khớp. Ngoài ra, tiêm khớp chỉ được thực hiện bởi bác sĩ có trình độ chuyên môn. Người bệnh không tự ý tiêm nhằm tránh tiêm sai gây ảnh hưởng đến khớp và dây chằng, gân xung quanh khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn
Điều trị bệnh bằng thuốc
Chữa viêm khớp cổ chân bằng thuốc Tây

Phẫu thuật chữa viêm khớp cổ chân

Trong trường hợp cơn đau ở khớp cổ chân kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm khi điều trị nội khoa, bác sĩ có thể đề nghị biện pháp phẫu thuật. Ngoài ra, phương pháp chữa trị này cũng được chỉ định khi khớp xuất hiện khuyết tật.

Theo các chuyên gia, phẫu thuật khớp cổ chân thường phức tạp. Bởi bộ phận này thường liên quan đến nhiều khớp và cơ quan khác nhau, bao gồm dây chằng và gân,… Do đó, để tiến hành phẫu thuật, nhân viên y tế có thể đề nghị nhiều hơn một loại phẫu thuật.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật loại bỏ một phần khớp hoặc sụn hư hỏng, thay thế hoàn toàn mắt cá chân hoặc nẹp sửa chữa khớp cổ chân.

Để điều trị bệnh viêm khớp cổ chân, phẫu thuật nội soi chính là biện pháp tối ưu, giúp chuyên viên phẫu thuật có thể phát hiện rõ các tổn thương ở cổ chân. Từ đó, giúp loại bỏ hoặc chỉnh sửa những cơ quan hư hỏng gây viêm đau ở khớp, giúp khớp cổ chân sớm hồi phục. 

Nội soi khớp cổ chân là biện pháp điều trị ít xâm lấn. Do đó,phương pháp ít gây biến chứng hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như mổ hở. Tuy nhiên, phẫu thuật này cũng có thể tiềm ẩn những rủi ro như nhiễm trùng, chảy máu kéo dài,… Vì vậy, bệnh nhân nên trao đổi kỹ với bác sĩ về những lợi và rủi ro nhận được trước khi thực hiện.

Biện pháp khắc phục viêm khớp cổ chân tại nhà

Thay đổi lối sống hàng ngày được xem là một trong những cách làm giảm triệu chứng đau ở khớp cổ chân tại nhà hiệu quả. Việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên cộng với chế độ ăn lành mạnh không chỉ giúp tăng cường khả năng vận động khớp mà còn thúc đẩy tăng tốc độ hồi phục bệnh. Ngoài ra, để giảm đau khớp tại nhà, người bệnh có thể thực hiện các giải pháp đơn giản sau:

  • Làm dịu đau nhức bằng chườm lạnh và nóng: Mắt cá chân hoặc khớp cổ chân bị sưng đau có thể được cải thiện bằng liệu pháp nhiệt. Nước nóng sẽ giúp mạch máu, gân và dây chằng quanh bộ phận này thư giãn. Không những thế, nhiệt còn có tác dụng kích thích tuần hoàn máu, giúp nuôi dưỡng khớp và sụn. Do đó, giúp giảm triệu chứng đau mãn tính. Ngoài liệu pháp chườm nóng, chườm lạnh cũng giúp giảm sưng và đau ở khớp
  • Bài tập vật lý trị liệu: Một số bài tập vật lý trị liệu liên quan đến khớp cổ chân như xoay cổ chân, duỗi khớp chân,… giúp khớp cổ chân trở nên linh hoạt. Đồng thời giúp tăng cường sức khỏe hệ cơ bắp và dây chằng, gân ở bộ phận này. Từ đó giúp cải thiện phạm vi chuyển động của khớp, giảm đau và sưng. Để kiểm soát triệu chứng đau và giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tập luyện, người bệnh cần trao đổi với chuyên gia vật lý trị liệu để họ thiết lập chương trình tập luyện phù hợp
Nẹp cổ chân giảm đau
Kiểm soát và khắc phục viêm khớp cổ chân bằng cách nẹp cổ chân
  • Nẹp cổ chân: Biện pháp này giúp giữ khớp cổ chân ở vị trí cố định. Từ đó giúp làm giảm áp lực của cơ thể đè ép lên khớp cổ chân và bàn chân. Vì thế, giúp làm giảm và cải thiện triệu chứng bệnh. Hầu hết các trường hợp nẹp khớp cổ chân chỉ diễn ra trong khoảng thời gian nhất định. Bởi theo các chuyên gia, việc nẹp quá lâu sẽ khiến khớp bị co cứng và thiếu dưỡng chất nuôi dưỡng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động
  • Sử dụng thiết bị hỗ trợ: Viêm khớp cổ chân thường gây đau nhức ảnh hưởng đến khả năng di chuyển. Do đó, để giảm áp lực lên khớp gối và việc đi lại trở nên dễ dàng hơn, người bệnh có thể sử dụng khung tập đi, gậy hoặc nạng chống chân. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên quá lệ thuộc vào các dụng cụ này. Bởi chúng có thể gây ảnh hưởng đến dáng đi của bạn về sau.

Ngoài các biện pháp này, để kiểm soát và phòng ngừa bệnh tái phát, người bệnh nên tuân thủ các gợi ý dưới đây:

  • Giảm cân: Tăng cân chính là nguyên nhân làm tăng căng thẳng, áp lực ở khớp cổ chân. Trọng lượng cơ thể vượt mức ổn định sẽ làm suy yếu dây chằng và gân ở khớp cổ chân, tăng nguy cơ bong gân và tổn thương khiến bệnh thêm nặng. Do đó, để khắc phục triệu chứng bệnh, người bệnh cần duy trì cân nặng ở mức ổn định
  • Tập thể dục: Một số bài tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp tăng cường chức năng vận động của khớp và làm giảm sưng đau. Một số bộ môn thể thao phù hợp với người viêm khớp cổ chân như bơi lội, đạp xe hoặc đi bộ. Ngoài các môn này ra, bệnh nhân nên tránh tham gia các bộ môn có tác động cao như quần vợt, chạy, bóng đá hoặc kickboxing,…
  • Lựa chọn giày phù hợp: Viêm khớp cổ chân xảy ra một phần là do mang giày cao gót hoặc giày không đúng kích cỡ chân. Vì vậy, để giảm tác động đến gót và cổ chân, đồng thời giúp chân hoạt động thoải mái hơn, bệnh nhân nên lựa chọn những đôi giày thể thao có hình dạng phù hợp với bàn chân. Bên cạnh đó, một chiếc giày vừa cỡ, có độ co giãn tốt và có miếng lót đệm chân sẽ giúp hỗ trợ tối đa, giúp giảm đau nhức ở gót và cổ chân.
  • Ăn uống lành mạnh: Bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin và acid omega – 3. Tránh xa các thực phẩm có khả năng kích hoạt viêm phát triển như thịt đỏ, nội tạng động vật,… Bên cạnh đó, hạn chế sử dụng đồ uống hoặc thực phẩm chứa chất kích thích như bia, rượu hoặc nước soda,… 

Viêm khớp cổ chân cần được điều trị sớm nhằm tránh biến chứng về sau. Vì vậy, khi thấy triệu chứng bệnh xuất hiện, bệnh nhân nên đến phòng khám hoặc cơ sở y tế có chuyên khoa xương khớp để thăm khám và điều trị.

→ Có thể bạn quan tâm:

Ngày Cập nhật 15/05/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *